Sông Ấn chính là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ,mà dân bản địa gọi là sông Sindhu. Người Iran láng giềng phát âm là Hindu, nên gọi tên nước là xứ Hindu _ Hinduxtan. Người Hy Lạp gọi tên sông là Indus, và tên nước là India, dịch qua âm Hán gọi là Ấn Độ. Nhưng bản thân người Ấn Độ lại lấy tên một ông vua truyền thuyết thuỷ tổ để đặt tên chính thức cho nước mình - BHARAT. Vì thế qua sứ quán Ấn Độ, đừng ngạc nhiên khi thấy họ ghi Republic Bharat.
Ấn Độ có lịch sử hơn 5000 năm. Chủ nhân đầu tiên là chủng tộc da đen Negrito trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng (Ganna). Khoảng 3000 năm TCN, người Arien da trắng đổ bộ vào, tạo ra sự hỗn hợp, và văn minh Ấn bắt đầu. Đặc điểm nổi bật ban đầu là chế độ chủng tính Varna và sự chia cắt.
Đạo Bà la môn ra đời vào TNK thứ nhất TCN, chia xã hội Ấn Độ thành 4 đẳng cấp : Bà la môn, Kcatrya, Vaicya, và Cudra. Trong đó đẳng cấp thứ 4, Cudra là tiện dân, và còn loại tiện dân của tiện dân, là loại Paria, loại này chuyên làm công việc gánh phân và thanh toán xác chết. Sau này, năm 1921, tại Pari, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra một tờ báo lấy tên đẳng cấp này, gọi là tờ Le Paria ( Người cùng khổ).
Sự chia cắt. Hãy tưởng tượng Ấn Độ như nhiều mảnh đất vỡ vụn, sau một thời gian, có mảnh đất lớn thống nhất các mảnh đất nhỏ, rồi lại vỡ vụn, rồi lại thống nhất, để đến hôm nay, từ một nước Ấn Độ cổ xưa đã biến thành nhiều quốc gia : Ấn Độ, Pakixtan, Băngladet, Butan.... Sự chia cắt đó có từ thời lập quốc, khi xuất hiện những thành thị bên lưu vực sông Ấn và sông Hằng, bên cạnh những công xã nông thôn rất lạc hậu. Một sợi dây liên kết các vùng Ấn Độ với nhau dưới triều đại Magada, đó là đạo Phật. Đạo Phật ra đời để phản kháng chế độ chủng tính Varna, điều hoà các giai cấp xã hội. Ngay trước CN, vua Asoka đã truyền bá Phật giáo khắp Ấn Độ thống nhất. Ông vua có hai bộ mặt tàn ác và nhân từ này có điểm gì giống với Lý Thường Kiệt của Việt Nam. Họ Lý, sau khi tàn sát hàng vạn người Tống ở thành Ung Châu mùa đông 1075, và hàng vạn người Champa năm 1070, cuối đời cho xây bao nhiêu ngôi chùa để sám hối. Asoka đã có công truyền bá Phật giáo khắp xứ Ấn, và đưa Ấn vào thời kỳ phong kiên,với 3 triều đại chính : Gupta, Hồi giáo Đeli, và Mogol. Trong đó, Gúp ta ( những thế kỷ đầu CN) có tính chất định hình phong kiến Ấn Độ, Hồi giáo Đê Li là sự giao thoa hai nền văn minh đông tây, và Ấn Độ Mogol là sự giao thoa cưỡng ép của một bộ tộc mạnh về quân sự nhưng yếu hơn về văn hoá với Ấn Độ, để cho đất nước vốn bị chia cắt này trở nên bạc nhược vào thế kỷ 18, và văn minh phương Tây tràn vào.
Trong bối cảnh đó, người Ấn Độ thực sự làm chúng ta kinh ngạc với sự sáng tạo vĩ đại của họ. Đó là đất nước của triết học. Triết học Ấn Độ hoà quyện với tôn giáo, trong khi Triết học Trung Quốc nhuốm màu chính trị, Triết học Hy Lạp Roma hướng vào khoa học. Tôn giáo Ấn Độ có sự kế thừa liên tục qua 3 tôn giáo chính : Bà la môn, Ấn Độ giáo, Phật giáo. Đến thế kỷ 8 thêm một tôn giáo nữa ngoại lai là Hồi giáo, và bắt đầu cuộc chiến tranh khốc liệt giữa các tôn giáo, để cuối cùng đạo Phật bị biến mất ở chính nơi sinh ra nó.
Người Ấn phát minh ra hệ chữ số 1,2,3....và cả số 0, nhưng người arap lại truyền bá sang phương Tây, và họ không cải chính khi người Phương Tây gọi đó là số arap. Cờ vua cũng của Ấn Độ, giá trị số Pi chính xác gần tuyệt đối (3,1416), họ giải phẫu cơ thể người đầu tiên trên thế giới, hay có thể viết ra bộ kinh Veda vĩ đại và 2 bản anh hùng ca có số câu dài nhất thế giới. Có điều đó, vì họ phát minh ra chữ Phạn ( sankrit) đạt tới trình độ nghệ thuật, vượt qua chữ tượng hình, thành chữ tượng thanh.
Nếu Trung Quốc là một kẻ xâm lược, cướp đất, một đế quốc lớn nhất phương Đông, thì Ấn Độ cũng là một Đế Quốc, mặc dù quốc gia này chưa bao giờ đi xâm lược nước nào. Họ xâm lược bằng văn hoá. Văn hoá Ấn đi khắp châu Á và thế giới. Chữ Phạn, đạo Phật, triết học cổ xưa, toán học...
của Ấn Độ đã góp phần xây dựng bao nhiêu nền văn minh, trong đó có cả Việt Nam. Phật giáo, ngôn ngữ, kiến trúc, hoa quả của Ấn Độ còn in dấu dày đặc ở Việt Nam. Ấn Độ thật sự là một Đế Quốc văn hoá.
Ấn Độ suy yếu vào thế kỷ 17, 18. Văn minh phương Tây vào Ấn qua nước Anh. Nhưng Ấn Độ không mạnh lên như Hồng Kông hay Xinhgapo. Dù rằng thế kỷ 19,20 ở đất nước vĩ đại này vẫn cống hiến cho nhân loại những cá nhân lỗi lạc. Đó là vị thánh tuẫn tiết cho nền độc lập tự do của Ấn Độ _ Mahatma Găngdi, nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ, người châu Á đầu tiên đoạt Nobel văn học _ Tagor, nhà cách mạng không hề biết mệt mỏi _ G.Tilac, người kiến trúc sư của nước Ấn Độ mới _ G.Neru, người Hiệp sĩ của thời đại, bà mẹ anh hùng của nhân dân Ấn Độ _ Indira Gangdi. Những con người làm thay đổi cả đất nước Ấn Độ huyền thoại.
Cái gì đang cản trở Ấn Độ hiện nay? Và tương lai của Ấn Độ?
Đến Ấn Độ hôm nay, có quả nhiều sự đối lập. Ấn Độ có nhiều nhà khoa học tầm cỡ thế giới, bất cứ quốc gia nào cũng thèm muốn, bên cạnh một nửa dân số mù chữ.
Ấn Độ có những thành phố hiện đại bậc nhất thế giới, bên cạnh những vùng nông thôn như công xã thời trung cổ.
Ấn Độ có vệ tinh nhân tạo, có tàu vũ trụ, có bom hạt nhân, bên cạnh những dụng cụ thô sơ mà người nông dân ven sông Ấn, sông Hằng vẫn đang sử dụng.
Vậy, Ấn Độ có tương lai như Trung Quốc không?
Câu trả lời là không, mặc dù họ là quốc gia nói tiếng Anh.
Vì sao vậy?
Vì sự chia cắt đã ngấm vào máu. Ấn Độ bây giờ là nhiều quốc gia trong lòng một quốc gia. Mỗi bang lại có một chính sách riêng. Lại nữa, sự gia tăng dân số vượt quá mức tưởng tượng. Những yếu tố đó cản trở họ, ít nhất là trong thế kỷ này.
Phúc Yên: 01. 11. 2018.
Không gì thực sự xảy ra nếu chưa được ghi lại - Nothing has really happened until it has been recorded - Virginia Woolf.
Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC
Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng. Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...
-
Ảnh Internet. Có một tỉnh nọ ở Bắc Bộ, xây một công trình cỡ vài trăm tỉ, họ gọi là Văn Miếu, nhưng xây xong không biết thờ ai. Vậy c...
-
Từ xa xưa, người Nhật gọi tên nước là Yamato ( không hiểu nghĩa là gì) Đến thế kỷ 6 CN, văn hoá Trung Quốc tràn vào Nhật Bản, nhiều người T...
-
Ảnh Wikipedia Ông xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 như một hiện tượng đặc biệt, khi văn minh phương Tây đã vào Việt Nam, nhưng chưa định hì...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét