Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

ANH QUỐC, MỘT THẾ GIỚ CŨ

Thế kỷ 5CN, bộ tộc Giecman tấn công dữ dội Đế quốc Roma. Bộ tộc Giecman có nhiều bộ lạc,mỗi bộ lạc chiếm một vùng của Roma lập ra một quốc gia phong kiến riêng. Bộ lạc Phơ răng chiếm xứ Golo,vùng này sau thành 3 nước là Pháp,Italia và Đức. Người Gốt chiếm xứ Vandarria sau thành Tây Ban Nha. Hai bộ lạc Angglo và Xacsong vượt eo biển Măng sơ ,tấn công đảo quốc sương mù,lập ra nước Anh phong kiến. Như vậy, tổ tiên người Anh hiện đại là người Angglo_ Xacsong. Hai bộ lạc này cùng với người Viking tạo ra một thứ ngôn ngữ hàm súc dùng chung cho cả thế giới,và là một điều kiện để tiếp cận với văn minh hiện đại,đó là tiếng Anh, ngôn ngữ của U.Sêchxpia, của Thaccore,của Đichken, Niuton, của Trump vĩ đại....
Người Angglo_ Xacsong còn tạo ra một nền văn hóa riêng biệt, văn hóa Angglo_ Xacsong, thống trị khu Bắc Mĩ và các thuộc địa Anh,không kém gì văn hóa latinh của Roma ,và có nhiều điểm độc đáo hơn
Thế kỷ 15,16 hai nươc Tây,Bồ bá chủ thế giới về đường biển.
Đến thế kỷ 17,Hà Lan và Anh nổi lên, dìm Tây, Bồ xuống.
Hà Lan được gọi là Người chở hàng trên biển.
Anh : những con sói biển,và nhanh chóng dìm Hà Lan chiếm ngôi đầu thế giới về hàng hải.
Anh luôn luôn đi trước châu Âu và thế giới. Bắt đầu là nền kinh tế thị trường tư bản. 
Kinh nghiệm của Anh,đất nước muốn phát triển,trong xã hội phải có một lớp người đi trước mở đường. Ở Anh thế kỷ 17 là quý tộc mới và tư sản. Hai tầng lớp này đã đuổi những người nông dân Anh ra khỏi ngôi nhà và mảnh vườn của họ, biến thành đồng cỏ nuôi cừu lấy lông dệt len dạ, đó là hiện tượng cừu ăn thịt người trong lịch sử Anh Quốc. Những con cừu ngoan ngoãn ngây thơ,nay đã trở lên hung dữ đên mức độ ăn sống nuốt tươi cả người.
Marx : tư bản ngay từ khi mới ra đời,máu và bùn nhơ đã đầm đìa ở mọi lỗ chân lông của nó.
Cuộc cách mạng Anh thế kỷ 17 làm thay đổi châu Âu,mở ra thời cận đại,dẫu trước đó có cách mạng Hà Lan.
Nếu cách mạng Mĩ để lại Tuyên ngôn độc lập 1776
Cách mạng Pháp để lại khẩu hiệu : tự do,bình đẳng,bác ái
Thì cách mạng Anh để lại nền quân chủ lập hiến,một cái áo may rất vừa khổ người của tư sản Anh thế kỷ 17. Mà cái chế độ đó nhiều nước đi theo. Ở Việt Nam, nhà chính trị nửa mùa Phạm Quỳnh cũng muốn áp dụng, nhưng không thành.
Và rất kỳ lạ,với cái áo đó,nền chính trị của Anh rất ổn định từ 1688 đến nay, không như Pháp , Mĩ có truyền thống cộng hòa,nhưng chính trị rất dễ đổ vỡ. Pháp liên tục biến đông( 1815,1848,1871), hay Mĩ (1861_1865).
Vì ổn định, nên Anh khởi đầu cách mạng công nghiệp,đưa nhân loại bước vào nền văn minh thứ hai, văn minh công nghiệp, thế kỷ của sắt,thép và động cơ hơi nước.
Giữa thế kỷ 19,Anh trở thành Công xưởng của thế giới( chỉ có 2 nước được gắn tên này là Anh và Trung Quốc hiện đại ) .
Năm 1851,lần đầu tiên Hội chợ quốc tế tổ chức ở Luân Đôn. Chỉ những nước nào kinh tế phát triển mới tổ chức đươvj sự kiện này.
Các nước khác ở châu Âu và bắc Mĩ còn đang lơ mơ.
Cứ theo đà đó, nước Anh làm keo thứ ba ngoạn mục : xâm lược thuộc địa.
Không phải đến thế kỷ 19, người Anh mới đi xâm lược. Từ các thế kỷ trước, họ đã đi khắp thế giới. Mĩ, Oxtraylia, Tân tây lan, Ấn Độ đều là thuộc địa của họ. Quá trình xâm lược diễn ra ác liệt từ giữa 19.
Một sự thật không tưởng xảy ra đầu thế kỷ 20 : một quốc gia diện tích hơn 500 ngàn km vuông, dân số vài chục triệu, đã quản lý một hệ thống thuộc địa 30,3 triệu km vuông với 400 triệu dân. Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.
Người Anh xuất khẩu cả sự văn minh và sự man rợ.
Văn minh, là làm nền kinh tế tư bản bao trùm thế giới, tiếngAnh trở thành ngôn ngữ quốc tế, nền dân chủ được mở rộng,văn minh tây phương áp đảo các chế độ độc tài dã man.
Man rợ, là sự bóc lột đến xương tủy các xứ thuộc địa, điển hình ở Ấn Độ, khi hàng dệt may của Anh vào xứ này, kinh tế cổ truyền Ấn Độ bị phá hủy, xương của những người thợ dệt phủ trắng khắp các cánh đồng Ấn Độ.
Năm 1859, những người lính xipay tham gia khởi nghĩa chốngAnh, bị đặt ngồi vào họng đại bác,sau đó bị bắn tung lên trời, tan xương nát thịt.
Dù Ấn Độ được mệnh danh là Viên kim cương trên mũ của Nữ hoàng Anh.
Đọc tác phẩm Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ của Marx mới thấy hết cái man rợ của Đế chế Anh.
Nhưng, cái gì tạo nên sức mạnh Anh.? 
Đó chính là ý chí bất khuất của ngườiAnh. Họ không bao giờ biết đến chữ đầu hàng, khi dòng máu Angglo_ Xacsong chảy trong huyết quản của họ.
Một nhân vật lịch sử của Anh kết tinh tất cả cái ý chí đó, là Thủ Tướng Anh thế kỷ 20, W. Chuchill, người anh hùng chống Hitler trong đệ nhị thế chiến.
Mùa hè 1940, trong mưa bom bão đạn của Hitler dội xuống Luân Đôn, từ trong căn hầm thủ đô, vang lên câu nói của Chuchill: chúng ta chiến đấu trong đường phố, trong rừng rậm, trên đại dương...chúng ta nhất định thắng, NƯỚC ĐỨC HÃY ĐẦU HÀNG ĐI.
( Có cái gì giống như lời của Cụ Hồ đêm 19_12_1946) .
Và, không chỉ có thế, Anh còn mang nền văn hóa của mình ra khắp thế giới, với tiếng Anh ,một ngôn ngữ vĩ đại, không thể văn minh nếu không dùng tiếng Anh.
Hãy tưởng tượng : nếu người Trung Hoa bây giờ họ bỏ chữ tượng hình, dùng tiếng anh, thì khoa học và kỹ thuật của họ sẽ thế nào, mặc dù điều đó khó xảy ra. Và nếu điều đó xảy ra, thì việc họ đứng đầu và lãnh đạo thế giới là chuyện đương nhiên.
Ngay thời Văn nghệ Phục hưng thế kỷ 15, đại diện ưu tú nhất là nhà viết kich Sêchxpia đã dựng ra những tượng đài bất khuất.
Hamlet: điển hình cho thế hệ thanh niên thời trung đại, sống hay không sống
Romeo và juliet: thiên tình sử lấy đi nước mắt của hàng tỉ người trên hành tinh.
Otenlo : một tình yêu cực đoan, anh sẽ giết nếu em yêu kẻ khac, giết em đi để bảo vệ lấy tình yêu.
Tất cả được biểu thị bằng một ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, mãnh liệt.
Có thể, ở thế kỷ 19,âm nhạc Anh không bằng Đức, Nga, Áo
Thơ Anh không bằng Pháp
Hội họa Anh không bằng Hà lan, Italia
Nhưng tiểu thuyết Anh vẫn đứng đầu thế giới, với các nhà văn vĩ đại như Dichken, Thaccore, chị em nhà Bronti.
Nếu ai đã đọc Hội chợ phù hoa, Đevit Côpfin, Jen ero thì sẽ phải công nhận điều tôi nói là đúng.
Tiếng Anh không chỉ thể hiện nghệ thuật, còn là ngôn ngữ khoa học. Niutown, Đac uyn, Hopkin đều viết các tác phẩm của mình bằng cái ngôn ngữ vĩ đại ấy.
Thời gian trôi đi. Thế giới biến động kinh người. Phong trào dân túy bùng nổ khắp trái đất. Các xứ thuộc địa của Anh tan hoang như sau cơn đại hồng thủy. Người Anh co về trên hòn đảo cô đơn ở Đại Tây Dương, dẫu rằng vẫn là một thành viên của Hội đồng bảo an.
Thật sự, họ đã là một thế giới cũ.
Anh giờ đây giống như con hổ già của Thế Lữ, ngồi buồn bã nhớ lại : 
Than ôi, thời oanh liệt còn đâu.........
                                                                                           Phúc Yên: 03. 12. 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...