Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

VĂN MIẾU

Ảnh Internet.

Có một tỉnh nọ ở Bắc Bộ, xây một công trình cỡ vài trăm tỉ, họ gọi là Văn Miếu, nhưng xây xong không biết thờ ai. Vậy có bài viết này. 
Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc, ông sống trong thời Xuân Thu, trước công nguyên khoảng 500 năm. Ông được coi là Vạn thế sư biểu, bậc thầy của muôn đời. Tuy nhiên, lúc ông sống, tư tưởng của ông không được trọng dụng, dù ông đi khắp các nước để giao giảng lý thuyết của mình. Ông chỉ được giữ một chức quan nhỏ ở nước Lỗ, quê ông. Khi ông mất, người ta dựng miếu thờ ông ở Khúc Phụ, Sơn Đông, là quê của ông, gọi là Khổng Miếu, tức miếu thờ Khổng Tử.
Từ thời Hán Vũ Đế, tư tưởng của Khổng Tử trở thành tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nó trở thành giường cột tinh thần không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Đến thời Đường Thái Tông, đầu thế kỷ 7 cn, Đường Thái Tông truy phong cho Khổng Tử tước vị Văn Tuyên Vương, và đổi tên Khổng Miếu thành Văn Tuyên Vương miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên Vương, cũng vẫn là miếu thờ Khổng Tử. Chữ Văn ở đây là chỉ Khổng Tử.
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử, đánh dấu đạo Nho trở thành hệ tư tưởng chính thống của Việt Nam. Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử và một số đồ đệ của ông như Chu Công. Người Việt duy nhất được thờ trong Văn Miếu là Chu Văn An. ( thật ra Chu Văn An cũng là gốc Trung Quốc, vì thân phụ của Ngài là một người Trung Quốc sang Việt Nam dạy học, lấy một bà ở Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, sinh ra Chu Văn An)
Như vậy, Văn Miếu là miếu thờ Khổng Tử, không phải là thờ văn học hay văn hoá như nhiều người nhầm lẫn. Nếu đã xây Văn Miếu thì chỉ thờ Khổng Tử, không thờ ai khác. Những người khác trong đó chỉ là ăn theo. Ví dụ bây giờ ta xây một cái miếu thờ Các Mác thì phải gọi là Mác miếu, chứ không thể gọi là Văn Miếu được.

                                                                                                     Hà Nội: 30. 9. 2018.
Liên kết đáng xem:
THIỀN THƠ VÀ CẢM XÚC CHIỀU MƯA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...