Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

ANH QUỐC, MỘT THẾ GIỚ CŨ

Thế kỷ 5CN, bộ tộc Giecman tấn công dữ dội Đế quốc Roma. Bộ tộc Giecman có nhiều bộ lạc,mỗi bộ lạc chiếm một vùng của Roma lập ra một quốc gia phong kiến riêng. Bộ lạc Phơ răng chiếm xứ Golo,vùng này sau thành 3 nước là Pháp,Italia và Đức. Người Gốt chiếm xứ Vandarria sau thành Tây Ban Nha. Hai bộ lạc Angglo và Xacsong vượt eo biển Măng sơ ,tấn công đảo quốc sương mù,lập ra nước Anh phong kiến. Như vậy, tổ tiên người Anh hiện đại là người Angglo_ Xacsong. Hai bộ lạc này cùng với người Viking tạo ra một thứ ngôn ngữ hàm súc dùng chung cho cả thế giới,và là một điều kiện để tiếp cận với văn minh hiện đại,đó là tiếng Anh, ngôn ngữ của U.Sêchxpia, của Thaccore,của Đichken, Niuton, của Trump vĩ đại....
Người Angglo_ Xacsong còn tạo ra một nền văn hóa riêng biệt, văn hóa Angglo_ Xacsong, thống trị khu Bắc Mĩ và các thuộc địa Anh,không kém gì văn hóa latinh của Roma ,và có nhiều điểm độc đáo hơn
Thế kỷ 15,16 hai nươc Tây,Bồ bá chủ thế giới về đường biển.
Đến thế kỷ 17,Hà Lan và Anh nổi lên, dìm Tây, Bồ xuống.
Hà Lan được gọi là Người chở hàng trên biển.
Anh : những con sói biển,và nhanh chóng dìm Hà Lan chiếm ngôi đầu thế giới về hàng hải.
Anh luôn luôn đi trước châu Âu và thế giới. Bắt đầu là nền kinh tế thị trường tư bản. 
Kinh nghiệm của Anh,đất nước muốn phát triển,trong xã hội phải có một lớp người đi trước mở đường. Ở Anh thế kỷ 17 là quý tộc mới và tư sản. Hai tầng lớp này đã đuổi những người nông dân Anh ra khỏi ngôi nhà và mảnh vườn của họ, biến thành đồng cỏ nuôi cừu lấy lông dệt len dạ, đó là hiện tượng cừu ăn thịt người trong lịch sử Anh Quốc. Những con cừu ngoan ngoãn ngây thơ,nay đã trở lên hung dữ đên mức độ ăn sống nuốt tươi cả người.
Marx : tư bản ngay từ khi mới ra đời,máu và bùn nhơ đã đầm đìa ở mọi lỗ chân lông của nó.
Cuộc cách mạng Anh thế kỷ 17 làm thay đổi châu Âu,mở ra thời cận đại,dẫu trước đó có cách mạng Hà Lan.
Nếu cách mạng Mĩ để lại Tuyên ngôn độc lập 1776
Cách mạng Pháp để lại khẩu hiệu : tự do,bình đẳng,bác ái
Thì cách mạng Anh để lại nền quân chủ lập hiến,một cái áo may rất vừa khổ người của tư sản Anh thế kỷ 17. Mà cái chế độ đó nhiều nước đi theo. Ở Việt Nam, nhà chính trị nửa mùa Phạm Quỳnh cũng muốn áp dụng, nhưng không thành.
Và rất kỳ lạ,với cái áo đó,nền chính trị của Anh rất ổn định từ 1688 đến nay, không như Pháp , Mĩ có truyền thống cộng hòa,nhưng chính trị rất dễ đổ vỡ. Pháp liên tục biến đông( 1815,1848,1871), hay Mĩ (1861_1865).
Vì ổn định, nên Anh khởi đầu cách mạng công nghiệp,đưa nhân loại bước vào nền văn minh thứ hai, văn minh công nghiệp, thế kỷ của sắt,thép và động cơ hơi nước.
Giữa thế kỷ 19,Anh trở thành Công xưởng của thế giới( chỉ có 2 nước được gắn tên này là Anh và Trung Quốc hiện đại ) .
Năm 1851,lần đầu tiên Hội chợ quốc tế tổ chức ở Luân Đôn. Chỉ những nước nào kinh tế phát triển mới tổ chức đươvj sự kiện này.
Các nước khác ở châu Âu và bắc Mĩ còn đang lơ mơ.
Cứ theo đà đó, nước Anh làm keo thứ ba ngoạn mục : xâm lược thuộc địa.
Không phải đến thế kỷ 19, người Anh mới đi xâm lược. Từ các thế kỷ trước, họ đã đi khắp thế giới. Mĩ, Oxtraylia, Tân tây lan, Ấn Độ đều là thuộc địa của họ. Quá trình xâm lược diễn ra ác liệt từ giữa 19.
Một sự thật không tưởng xảy ra đầu thế kỷ 20 : một quốc gia diện tích hơn 500 ngàn km vuông, dân số vài chục triệu, đã quản lý một hệ thống thuộc địa 30,3 triệu km vuông với 400 triệu dân. Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.
Người Anh xuất khẩu cả sự văn minh và sự man rợ.
Văn minh, là làm nền kinh tế tư bản bao trùm thế giới, tiếngAnh trở thành ngôn ngữ quốc tế, nền dân chủ được mở rộng,văn minh tây phương áp đảo các chế độ độc tài dã man.
Man rợ, là sự bóc lột đến xương tủy các xứ thuộc địa, điển hình ở Ấn Độ, khi hàng dệt may của Anh vào xứ này, kinh tế cổ truyền Ấn Độ bị phá hủy, xương của những người thợ dệt phủ trắng khắp các cánh đồng Ấn Độ.
Năm 1859, những người lính xipay tham gia khởi nghĩa chốngAnh, bị đặt ngồi vào họng đại bác,sau đó bị bắn tung lên trời, tan xương nát thịt.
Dù Ấn Độ được mệnh danh là Viên kim cương trên mũ của Nữ hoàng Anh.
Đọc tác phẩm Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ của Marx mới thấy hết cái man rợ của Đế chế Anh.
Nhưng, cái gì tạo nên sức mạnh Anh.? 
Đó chính là ý chí bất khuất của ngườiAnh. Họ không bao giờ biết đến chữ đầu hàng, khi dòng máu Angglo_ Xacsong chảy trong huyết quản của họ.
Một nhân vật lịch sử của Anh kết tinh tất cả cái ý chí đó, là Thủ Tướng Anh thế kỷ 20, W. Chuchill, người anh hùng chống Hitler trong đệ nhị thế chiến.
Mùa hè 1940, trong mưa bom bão đạn của Hitler dội xuống Luân Đôn, từ trong căn hầm thủ đô, vang lên câu nói của Chuchill: chúng ta chiến đấu trong đường phố, trong rừng rậm, trên đại dương...chúng ta nhất định thắng, NƯỚC ĐỨC HÃY ĐẦU HÀNG ĐI.
( Có cái gì giống như lời của Cụ Hồ đêm 19_12_1946) .
Và, không chỉ có thế, Anh còn mang nền văn hóa của mình ra khắp thế giới, với tiếng Anh ,một ngôn ngữ vĩ đại, không thể văn minh nếu không dùng tiếng Anh.
Hãy tưởng tượng : nếu người Trung Hoa bây giờ họ bỏ chữ tượng hình, dùng tiếng anh, thì khoa học và kỹ thuật của họ sẽ thế nào, mặc dù điều đó khó xảy ra. Và nếu điều đó xảy ra, thì việc họ đứng đầu và lãnh đạo thế giới là chuyện đương nhiên.
Ngay thời Văn nghệ Phục hưng thế kỷ 15, đại diện ưu tú nhất là nhà viết kich Sêchxpia đã dựng ra những tượng đài bất khuất.
Hamlet: điển hình cho thế hệ thanh niên thời trung đại, sống hay không sống
Romeo và juliet: thiên tình sử lấy đi nước mắt của hàng tỉ người trên hành tinh.
Otenlo : một tình yêu cực đoan, anh sẽ giết nếu em yêu kẻ khac, giết em đi để bảo vệ lấy tình yêu.
Tất cả được biểu thị bằng một ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, mãnh liệt.
Có thể, ở thế kỷ 19,âm nhạc Anh không bằng Đức, Nga, Áo
Thơ Anh không bằng Pháp
Hội họa Anh không bằng Hà lan, Italia
Nhưng tiểu thuyết Anh vẫn đứng đầu thế giới, với các nhà văn vĩ đại như Dichken, Thaccore, chị em nhà Bronti.
Nếu ai đã đọc Hội chợ phù hoa, Đevit Côpfin, Jen ero thì sẽ phải công nhận điều tôi nói là đúng.
Tiếng Anh không chỉ thể hiện nghệ thuật, còn là ngôn ngữ khoa học. Niutown, Đac uyn, Hopkin đều viết các tác phẩm của mình bằng cái ngôn ngữ vĩ đại ấy.
Thời gian trôi đi. Thế giới biến động kinh người. Phong trào dân túy bùng nổ khắp trái đất. Các xứ thuộc địa của Anh tan hoang như sau cơn đại hồng thủy. Người Anh co về trên hòn đảo cô đơn ở Đại Tây Dương, dẫu rằng vẫn là một thành viên của Hội đồng bảo an.
Thật sự, họ đã là một thế giới cũ.
Anh giờ đây giống như con hổ già của Thế Lữ, ngồi buồn bã nhớ lại : 
Than ôi, thời oanh liệt còn đâu.........
                                                                                           Phúc Yên: 03. 12. 2018.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

TRẦN KHOA ẢNH

HÀ NỘI: 18. 11. 2018.
                                                                           Phúc Yên 11. 2018.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

NƯỚC ĐỨC

Thế kỷ 2CN, bộ tộc Giecman bắt đầu đổ bộ xuống Đế Quốc Roma.Những người Giecman được Đế Quốc Roma gọi là những người man rợ , do họ có trình độ sản xuất còn trong thời cuối nguyên thủy, kém Roma về mọi mặt. Người Giecman có thân hình cao lớn, mắt xanh,tóc vàng,da trắng.Một nhóm chiếm khu vực phía tây Đế Quốc Roma,vùng này sau trở thành 3 nước phong kiến Tây Âu là Italia, Pháp và Đức.
Nhiều người cho rằng,thời trung đại Tây Âu không có ý nghĩa gì với châu Âu tư bản,đó là đêm trường trung cổ.Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, ta thấy,đó là thời kỳ chuẩn bị cho những bước nhảy vọt sau này.Đặc biệt từ khi ra đời các thành thị trung đại vào thế kỷ 9CN.( Mác gọi thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại )
Lich sử Đức cũng thế. Suốt từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 15,Đức không có gì nổi bật. Đến thời kỳ Văn hóa Phục Hưng thế kỷ 15,tinh thần Đức bắt đầu có ảnh hưởng ở châu Âu.
Italia là quê hương của Văn hóa Phục Hưng với các tên tuổi như Leonacdo doVanhxi, Mikenlanggielo, Raphaen. Anh có đại diện ưu tú là nhà viết kịch vĩ đại U.Sêch xpia. Tây Ban Nha có Xecvantes với chàng Đonkihote bất tử, thì Đức đóng góp cho phong trào ấy bằng cuộc cải cách tôn giáo do M.Lutho thực hiện,với 1 ra đời của một tôn giáo mới gọi là Đạo Tin Lành.Từ đây, Thiên Chúa giáo chia thành 3 dòng chính: Kito giáo, Chính thống giáo và Tin Lành. Tin Lành là tiếng nói của tầng lớp thị dân muốn phản kháng lại tòa thánh Vatican,họ muốn quay trở lại với giáo lý Kito nguyên thủy,mang tin vui đến với mọi người,vì vậy M.Lutho đặt tên cho tôn giáo cải cách của mình là Tin Lành.
Thế kỷ 17,18 các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở Hà Lan, Anh, Mĩ ,Pháp giống như những phát đại bác bắn phá tan tành các lãnh địa phong kiến,thì Đức vẫn bị chia thành 38 mảnh rời rạc,trong đó Phổ là mạnh nhất. Đến giữa thế kỷ 19, yêu cầu thống nhất nước Đức đặt ra cấp thiết. Và cái sự nghiệp vĩ đại đó được đặt trên đôi vai của vị Thủ Tướng sắt và máu _ Ốt tô phôn Bixmac.
Sinh ra trong gia đình quý tộc Phổ, thân hình cao lớn,tính tình bướng bỉnh,tanf nhẫn với nông dân,có đầu óc thực tiễn và kiên nhẫn, dùng mọi cách để đạt mục đích đã nhằm. Đó là chân dung của Ô.Bixmac.
Bằng một loạt các cuộc chiến tranh phản động như Phổ Áo, Phổ Đan Mạch, Pháp Phổ, cuối cùng nước Đức đã thống nhất năm 1871. Một nước Đức mới trẻ trung ,mạnh mẽ với một đội ngũ lãnh đạo mới thay thế cho một nước Đức cũ kỹ ,lạc hậu. Nước Đức mới là sự liên kết giữa một con hổ ( chỉ nước Phổ) với một tá cáo ,số còn lại là thỏ và chuột nhắt. Người ta gọi đó là quá trình Phổ hóa nước Đức.
Cuối thế kỷ 19,kinh tế Đức phát triển như vũ bão,cùng Mĩ và Nhật Bản. Đức nhảy lên đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới,sau Mĩ.
Khi kinh tế phát triển, đương nhiên Đức thèm khát thuộc địa.
Sự thèm khát của Đức giống như sự thèm khát của con chó sói lúc đói nhìn thấy con thỏ non.
Vì lúc đó, thuộc địa thế giới đã chia xong. Anh chiếm 1/4 địa cầu,Nga chiếm 1/6 ,Pháp cũng có trong tay gần 10 triệu km vuông. Đức hầu như không có gì.Mà phương Đông non tơ,giàu có và đẹp đẽ quá.
Đức như con hổ đói đến bàn ăn muộn, khi ấy các thức ăn trên bàn đã chia hết rồi.
Không còn cách nào, Đức phải gây chiến tranh ,công khai đòi chia lại thế giới.
Giai cấp quý tộc Đức kêu gọi : không gian sinh tồn cho dân tộc Đức siêu việt.
Thủ Tướng Đức Phôn Ruy Nốp đầu thế kỷ 20 tuyên bố : thời đại các dân tộc và các nước chia nhau lục địa và đại dương, còn người Đức chúng ta tự bằng lòng với mảnh trời xanh đã qua rồi. Chúng ta phải đòi địa vị của chúng ta dưới ánh mặt trời.
Đó chính là con đường đi đến hai cuộc chém giết kinh hoàng thế kỷ 20,mà Đức là thủ phạm.
Trong Đệ nhất thế chiến(1914_1918), Đức bị ép giữa hai đầu đông tây.Do Đức coi thường khả năng của Nga.Các kế hoạch quân sự của Đức bao giờ cũng phiêu lưu và chủ quan. Sức lực có hạn,nhưng khát vọng quá lớn. Kết quả !Đức thảm bại.
Đệ nhất thế chiến kết thúc, Đức mất hết thuộc địa và phải cắt 1/8 lãnh thổ cho các nước khác.
Một trật tự thế giới mới ra đời : Trật tự Vecsai_ Oasinhton,thế giới dưới sự lãnh đạo của 3 ông lớn : Mĩ,Anh, Pháp.
Người Đức không cam lòng. Nước Đức lấy lại địa vị của mình qua A.Hitler..
Từ một kẻ vô danh tiểu tốt trong Đệ nhất thế chiến, Hitler đã trở thành thủ lĩnh Đảng phát xít.Năm 1933,trở thành Thủ Tướng rồi Quốc Trưởng nước Đức,lập nền Đế chế thứ 3 trong lịch sử Đức,muốn xé bỏ Trật tự Vecsai_ Oasinhton,chia lại thế giới.
Đệ nhị thế chiến (1939_1945) bùng nổ.
Kế hoạch của Hitler cũng không khá hơn cuộc Đệ nhất thế chiến là bao,mặc dù Hitler rút kinh nghiệm bằng cách ký Hòa ước bất tương xâm với Liên Xô để tránh bị ép từ hai phía.
Hitler làm mưa làm gió châu Âu và thế giới mấy năm đầu. Có lúc chỉ cách Matxcowva hơn chục km. Nhưng lúc mạnh nhất cũng là lúc yếu nhất.
Cuộc phản công trước cửa ngõ Matxcova mùa đông 1941 báo hiệu sự thảm bại của Đức.
Thêm một nữa,kẻ gieo gió phải gặt bão. Nước Đức vỡ mộng bá chủ thế giới.
Sau chiến tranh, Đức bị cắt làm đôi: Tây Đức,đồng minh của Mĩ và Đông Đức,đồng minh của Liên Xô. Suốt thời kỳ chiến tranh lạnh,bức tường Beclin là biểu tượng sự chia cắt đông tây.
Đó là sự vô lý của lịch sử.
Cuối cùng,cuối những năm 80 thế kỷ trước,trong cơn lốc tan vỡ của Liên Xô và Đông Âu,hai nước Đức thống nhất trở lại ngày 3/10/1990. Đây là lần thống nhất thứ hai của Đức. Lần trước thống nhất bằng bạo lực. Lần sau thống nhất bằng hòa bình.
Một nước Đức mạnh mẽ nhất châu Âu xuất hiện,lãnh đạo EU cùng Anh và Pháp.
Nói đến Đức là nói đến trí tuệ dân tộc Đức. Đức là nước có trí tuệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ có người Do Thái mới sánh kịp.
Các thế kỷ trước, người Đức đã xây dựng cho mình nền văn hóa cao nhất châu Âu,về các mặt khoa học, tư tưởng, nghệ thuật,tôn giáo.
Đặc điểm trong tư duy người Đức là tư duy lý tính,cao nhất là trừu tượng hóa. Vì vậy,Đức có nhiều nhà triết học nổi danh thế giới.
Trong khuôn khổ bài này,giới thiệu hai con người vĩ đại của Đức thế kỷ 19 là Johan Phongang Goto và K. Marx.
Goto (1749_1832), nhà văn,nhà thơ,nhà khoa học nổi tiếng của Đức và nhân loại.Tìm hiểu các tác phẩm của ông sẽ thấy được sự độc đáo của trí tuệ Đức. Vì ông là một người Đức điển hình.
Nổi tiếng nhất là tác phẩm Fauxto( cuốn này đã được hai dịch giả Thế Lữ và Đỗ Ngoạn dịch sang tiếng Việt trước 1975).
Nhân vật trung tâm là Fauxto,một bác sĩ,một giáo sư danh tiếng.Chàng yêu cuộc sống và yêu tình yêu,và rất nhiều người yêu chàng. Nhưng một hôm, ngồi bên cửa sổ,Fauxtow giật mình khi thấy thời gian trôi đi nhanh quá,chàng muốn níu kéo lại
Thời gian ơi,người đẹp lắm đừng trôi
Và mãi mãi đừng bao giờ vùi lấp
Dấu vết ta để lại trên đời
Fauxto muốn quay lại tuổi trẻ,muốn từ bỏ lý luận xám ngắt để trở lại với cây đời mãi mãi xanh tươi
Nhưng làm sao Faoxto làm được điều đó?
Giữalucs đó, con quỷ Mephixtophen xuất hiện. Nó có thể đưa Fauxto trở lại thời tuổi trẻ,với điều kiện Fauxto phải bán trái tim cho nó. Trong cơn tuyệt vọng,Fauxto đồng ý. Chàng đã trở lại tuổu thanh xuân,nhưng không linh hồn. Chàng sống vô vị,không yêu,không ghét,một cuộc sống vô cùng buồn chán. Và Fauxto đã chết.
Đó là bi kịch của Fauxto,cũng là bi kịch thời đại.
Hàng trăm năm trôi qua,Goto vẫn quyến rũ nhân loai.
Người thứ hai đại diện ưu tú cho trí tuệ Đức,là K. Marx,nhà triết học,nhà kinh tế học,người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Pphats minh vĩ đại của Marx là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. Trên cơ sở kế thừa phép biện chứng của Hegel và chủ nghĩa duy vật của Phơ Bách. Khi nghiên cứu xã hội, Marx coi lịch sử loài người như một cơ thể sống,phát triển từ thấp đén cao. Và ông đã tìm ra được cấu trúc mô hình phát triển,đó là hình xoáy chôn ốc. Xã hội sau dường như lặp lại xã hội trước,nhưng ở dạng cao hơn. Và ông cho rằng ,động lực của sự phát triển là đấu tranh giai cấp. Ông đặt cược toàn bộ cuộc đời của mình vào giai cấp vô sản.
Marx giải phẫu nền kinh tế tư banr,viết bộ Tư Bản vĩ đại. Ông đưa ra luận điểm : nhà tư hản mua đúng giá trị,bán đúng giá trị,nhưng vẫn có lãi. Vậy cái lãi ấy ở đâu?
Ông đã tìm ra nguồn gốc của giá trị thặng dư. Đó là sức lao động của người công nhân bị nhà tư sản chiếm đoạt. Từ đó,ông định nghia tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư,bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân.
Ông đặt lên đôi vai của giai cấp công nhân,những người cùng khổ của xã hội,một sứ mệnh cao cả: lật đổ chủ nghĩa tư bản,xây dựng CNXH.
Tư tưởng của ông còn nhiều tranh cãi,nhưng nó đã vẽ lại bản đồ thế giới thế kỷ 20.
Và Marx vẫn được coi là nhà khoa học xã hội vĩ đại nhất nhân loại,bên cạnh nhà khoa học tự nhiên vĩ đại nhất là a.Anhxtanh. Cả hai ông đều là người Đức gốc DO Thái. Trí tuệ Đức kết hợp với trí tuệ Do Thái mới tuyệt vời làm sao.Nhiều người chỉ biết Marx qua các cuốn sách khô khan,khó hiểu,nhưng không biết rằng,ông còn viết thơ,dẫu không nổi tiếng. Và đây là một bài thơ viết cho Gienni phôn Vetxphalen trong những đêm không ngủ khi hai người xa nhau:
HAI VÌ SAO
Hai vì sao xa cách hai phương trời
Hai vì sao mãi mãi chói ngời
Hai vì sao da diết gọi về nhau
Hai vì sao mãi mãi cách xa nhau
Gienni,Giennj em ơi có thể
Gọi thành tên trong đó mỗi vì sao
Anh cir nói,nhưng không ngụ ý
Hai ngôi sao là hai đứa mình đâu
Bởi một lẽ anh và em mãi mãi
Như một thể ytreen trời gắn bó cùng nhau
Băng tới đó trái tim em chói lọi
Chỉ một tình anh,một khao khát,một niềm đau
                                                                                                        Phúc yên: 11. 11. 2018.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

NƯỚC PHÁP

Ảnh Internet.

Tổ tiên người Pháp là bộ tộc Giecman. Bộ tộc Giecman cũng là tổ tiên của người Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, các nước Tây Âu, Bắc Âu.... 
Thế kỷ 5 CN, người Giecman tấn công Đế Quốc Roma, đế quốc Roma sụp đổ, một nhóm chiếm xứ Golo, xứ này sau phát triển thành vương quốc Phrrăng, sau thành nước Pháp ngày nay. 
Tên chính là Fracais (tên một loại vũ khí lợi hại của người xứGolo), người Viết dịch qua âm Hán là Phú Lãng Sa, gọi tắt là Pháp. 
Pháp có trên dưới 1000 năm phong kiến. Lúc đó, đất nước rời rạc như những củ khoai tây, kiểu như cho vào bao tải thì thành một đống , đổ ra thì củ nào đi củ ấy( nói theo kiểu Mark) 
Thế kỷ 15, 16 hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha làm mưa làm gió thế giới, với các chuyến vượt biển của C.Colombos năm 1492, của Magienlan năm 1519, của Vasco do Gama, của B.Đianxo..... thì Pháp vẫn ngủ yên 
Rồi đến thế kỷ 17,18 khi Tây, Bồ bị Hà Lan và Anh vượt qua, Pháp vẫn ngủ triền miên. Lúc đó, Hà Lan được gọi là người chở hàng trên biển, và Anh được gọi là những con sói biển. Cả hai nước này kinh tế hàng hải rất phát triển. 
Dường như Pháp đang âm thầm chuẩn bị. 
Ngày 14/7/1789. Pari vẫn trầm mặc bên sông Xen thơ mộng. Vua Lui 16 cùng các quần thần vẫn vui vẻ trong cung Vesai. 
Bất ngờ, hàng ngàn, hàng vạn người Pari cuồn cuộn nổi dậy, tấn cộng ngục Basti _ tượng trưng xấu xa của chế độ chuyên chế. Vua Lui ngơ ngác : người ta làm gì? Bẩm, người ta làm cách mạng. Lui : cách mạng là gì? Cách mạng là... là.. những người dân nổi dậy đòi quyền sống, đòi bánh mì và hoa tươi, đòi lật đổ chuyên chế, xây dựng nền cộng hoà. 
Đó là cuộc cách mạng 1789 nổi tiếng trong lịch sử thế giới, cuộc cách mạng tư sản thứ tư, cũng là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, triệt để nhất trong lịch sử loài người. 
Cách mạng 1789 để lại cho nhân loại : 
- Khẩu hiệu : tự do, bình đẳng, bác ái. 
_cơ cấu tam quyền phân lập, lưỡng viện Quốc Hội 
- Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 
_ bản anh hùng ca bất tử, bản La Macxaye, sau trở thành bài Quốc ca hùng tráng của Cộng hoà Pháp. 
Từ 1794 đến nay, nước Pháp trải qua 5 nền cộng hoà, 2 chế độ độc tài của Napoleon đệ nhất và đệ tam, và một lần quay trở lại củaVương triều Buôc Bông. Hiện nay, Pháp đang ở nền cộng hoà thứ 5 do Saclo Đơ Gôn sáng lập năm 1958. 
Đến giữa thế kỷ 19, quốc gia này đã vươn lên trở thành một trong hai quốc gia tiên tiến nhất thế giới, dẫn dắt thế giới,với nền kinh tế thứ hai và hệ thống thuộc địa lớn thứ hai toàn cầu, sau Anh. 
Nhưng ảnh hưởng của Pháp đến thế giới không chỉ là kinh tế và quân sự, mà còn là sức mạnh mềm của nó _ nền văn hoá đặc sắc xứ Golo. 
Nếu thế kỷ 17,được gọi là Đại thế kỷ ở Pháp, với các tên tuổi như Đề Các, nhà toán học, nhà triết học, nổi tiếng với câu : tôi tư duy tức là tôi tồn tại, hay Paxcan, nhà tư tưởng lớn ( con người ta là cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ) , thì thế kỷ 18 được gọi là thế kỷ Triết học ánh sáng, với sự xuất hiện của những con người khổng lồ dẫn dắt cách mạng Pháp. Đó là Vonte, Mongtexkio, Đidơro, G.Ruxo. Mỗi một ý nghĩ của những con người đó có giá trị như một bước tiến bộ của lịch sử 
Nói đến Pháp, là người ta nói đến một nền văn học cổ điển vĩ đại thế kỷ 19. Thế kỷ 19, thế giới có 3 nền văn học lớn nhất : Anh, Pháp, Nga. 
Pháp là quê hương của 3 trường phái : lãng mạn, hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa, với các đại diện ưu tú : Vitor Hugo ( lãng mạn) , Ban Dac, G.Phlobe, Xtangdan ( hiện thực), Emin Dola (tự nhiên). 
Trong 3 trường phái văn học đó, nổi tiếng hơn cả là chủ nghĩa lãng mạn do V.Hugo phát minh. Ông có cả một Tuyên ngôn trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa lãng mạn. Những nhân vật phải đẹp từ tâm hồn đến cuộc sống, kể cả những nhân vật phản diện. V.Hugo có kiệt tác Những người khốn khổ, biểu hiện tập trung tư tưởng của ông. Lãng mạn đến từng chi tiết. 
Có hai cái chết trong Những người khốn khổ. 
Gavrot ngoài chiến luỹ. Những người cộng hoà hết đạn, cậu bé Gavrot bò ra chiến luỹ nhặt đạn, trong mưa đạn của bọn Bảo hoàng. Gavrot vừa nhặt đạn vửa hat : 
Ta làm chim non
Không làm thừa lại 
Sự này bởi tại 
Ông cụ Vonte..... 
Rồi một viên đạn bắn trúng cậu. Gavrot ngã gục. V.Hugo viết : cái linh hồn bé bỏng mà vĩ đại ấy đã bay đi. 
Phăngtin trong bệnh viện. Nàng đang thở những giây cuối cùng. Nhưng nàng chưa thể chết, vì Codet, con gái nàng vẫn ở xa,mà nàng chưa biết nó sẽ như thế nào. Lúc ấy, có một người đàn ông cúi xuống mặt nàng, nói câu gì không biết. Và Phăngtin đã ra đi, trước khi chết, V.Hugo còn nhìn thấy trên đôi môi của Phăngtin rạng rỡ một nụ cười. 
Phăngtin đã thanh thản ra đi vì cô biết, con gái cô đã có một thiên thần che chở. Thiên thần đó không ai khác ngoài Giang van Giang vĩ đại. 
Và một cái chết nữa của một người quái dị, thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Cadimodo. Có ba người yêu cô gái bohemieng Exmeranda là nhà thơ Grinchoa, phó giáo chủ Phrolo, thiếu tá Phe buyt, nhưng cuối cùng khi khai quật tầng hầm nhà thờ Đức Bà, người ta thấy xác của Cadimodo cuộn chặt lấy xác của Exmeranda, dù chưa bao giờ Cadimodo tỏ tình với Exmeranda. 
Cái lãng mạn của V.Hugo biểu hiện qua từng chi tiết như thế. 
Nói tới chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Pháp thế kỷ 19, không thể không nói tới 3 thi sĩ : Rimbau, Veclen và Lamartin. Ba nhà thơ vĩ đại này ảnh hưởng trực tiếp đến Ông hoàng thơ tình Việt Nam Xuân Diệu, góp phần đưa Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ tình nổi tiếng nhất thế giới. ( tôi nhớ Rimbau cùng Verlen / hai chàng thi sĩ choáng hơi men). 
Ảnh hưởng của văn hoá Pháp với Việt Nam rất lớn. 
Định mệnh gắn chặt số phận hai dân tộc này với nhau. 
Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, hoàn thành năm 1884. Hơn 80 năm ở Việt Nam, người Pháp gây ra bao nỗi khổ đau cho người Việt. Người Việt không quên những nhà tù Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vụ thảm sát đẫm máu trong phong trào Cần Vương cuối 19, hay những cuộc ném bom vào những người nông dân ở Nghệ An tháng 9/1930, hay nạn đói năm 45....
Nhưng, cái gì cũng có tính hai mặt. 
Sự giao lưu cưỡng bức của hai nền văn hoá đông tây tạo ra bộ mặt mới cho văn hoá Việt Nam. Khi tiếp xúc với văn hoá Pháp, người Việt mới vỡ ra rằng : tư duy của người Việt cũng không kém gì các nước phương Tây, chẳng qua bị Nho giáo kìm hãm hàng ngàn năm nên không phát triển được. 
Từ một xã hội cổ truyền chỉ có nông dân và địa chủ, nước ta đã có một xã hội cơ cấu 5 thành phần. 
Từ một nền kinh tế tiểu nông, nước ta đã có nền kinh tế tư bản, bước đầu hoà nhập. 
Từ những mái nhà tranh cổ truyền, nay đã có những thành thị,. Hà Nội là thành phố có điện đầu tiên ở châu Á. 
Từ một nền văn chương chỉ có lục bát, thơ Đường, nay đã có một nền văn học với đầy đủ các trường phái lãng mạn và hiện thực. 
Từ những làn điệu dân ca cổ truyền với lối xướng âm ngũ cung, nay đã có một nền tân nhạc hiện đại với những người đi tiên phong như Nguyễn Văn Tuyên, Đặng Thế Phong, Văn Cao..... 
Và xuất hiện các nhà khoa học Việt Nam nổi danh không chỉ trong nước. 
Một thời đại mới bắt đầu ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. 
Nước Pháp ngày nay vẫn năng động và trẻ trung. Không phải là nhà quý tộc già ngồi nhớ quá khứ hào hùng ngày xưa như nhiều người nghĩ. 
Một nước Pháp có vị Tổng Thống 40 tuổi đầy nhiệt huyết và tài năng. 
Một nước Pháp có Mpape cùng đội bóng đá vô địch thế giới. 
Vậy, còn tương lai nào xán lạn hơn nữa?
                                                                                                     Phúc Yên: 07. 11. 2018.

NHẬT BẢN

Từ xa xưa, người Nhật gọi tên nước là Yamato ( không hiểu nghĩa là gì)
Đến thế kỷ 6 CN, văn hoá Trung Quốc tràn vào Nhật Bản, nhiều người Trung Quốc sang Nhật Bản, họ cho rằng cứ đi thuyền theo hướng mặt trời mọc là đến Nhật Bản , vì Nhật ở phía đông so với Trung Quốc, vì thế người Trung Quốc gọi Nhật Bản là xứ mặt trời mọc. Chữ mặt trời mọc, đọc theo âm Quảng Đông là Japing. Người Nhật lấy luôn cái tên mặt trời mọc đặt tên cho nước mình. Chữ Japing đọc theo âm tiếng Nhật là Nippong, hay Nihong, dịch qua âm Hán là Nhật Bản, vẫn nghĩa là mặt trời mọc.
Năm 1541, người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản, họ phiên âm chữ Japing ra tiếng Bồ là Japan, sau này người Anh và phương tây gọi Nhật Bản là Japan, đất nước mặt trời mọc.
Chế độ phong kiến Nhật Bản bắt đầu từ thế kỷ 3 CN. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, từ khi chế độ phong kiến được xác lập đến giờ, ở Nhật Bản chỉ có một dòng họ làm Vua, đó là dòng họ Hirohito. Hiện nay, Hoàng Đế Nhật Bản vẫn là dòng Hirohito, và đó là vị Hoàng Đế thứ 125 của Nhật Bản, lên ngôi năm 1989.
Từ thế kỷ 12, ở Nhật Bản xuất hiện thêm một chính quyền mới bên cạnh chính quyền của Thiên Hoàng, gọi là chính quyền Mạc Phủ, hay chính quyền Tướng quân ( sogun). Đây là chính của các lãnh chúa và các samurai ( võ sĩ đạo) của Nhật Bản. Nó giống như thời vua Lê chúa Trịnh ở Việt Nam, hay giống như chế độ quân chủ lập hiến ở Anh từ cuối thế kỷ 17. Hoàng Đế Nhật chỉ nắm danh nghĩa, còn quyền lực thật sự nằm trong tay Tướng quân.
Lịch sử Nhật Bản có hai sự kiện quan trọng : 1868 và 1946.
Chế độ phong kiến Nhật Bản có nét gì giống Phương Tây, khi kinh tế vẫn là nông nghiệp, nhưng phát triển theo lối điền trang của các lãnh chúa. Và xuất hiện một tầng lớp đặc biệt trong xã hội Nhật Bản là samurai, võ sĩ đạo. Đầu tiên, họ chỉ là người bảo vệ điền trang của các lãnh chúa, sau trở thành một tầng lớp tinh hoa của Nhật, thực hiện cuộc duy tân của Minh Trị sau này.
Sau hơn 1000 năm, đến giữa thế kỷ 19, Nhật trở thành một nước lạc hậu giống như Đại Việt, Chế độ Mạc Phủ cũng thực hiện những chính sách như nhà Nguyễn : đóng cửa với nước ngoài, cấm đạo Thiên Chúa. Nhưng có một rất độc đáo xảy ra trên đất nước mặt trời mọc, đó là văn hoá phương Tây tràn ngập đất nước, nhất là văn hoá Hà Lan. Lúc đó có một ngành gọi là Lan học, sách của Hà Lan được dịch và in rất nhiều ở Nhật. Tầng lớp samurai, vừa giỏi võ nghệ, lại có tri thức, hiểu biết về văn hoá phương Tây, dường như đã chuẩn bị cho cuộc canh tân vĩ đại năm 1868.
Các nước phương Tây đến gõ cửa Nhật Bản giữa thế kỷ 19. Nhật không còn con đường nào khác là phải cải cách để đi lên.
Năm 1868, Minh Trị lên ngôi Hoàng Đế, ông tiêu diệt chế độ Mạc Phủ, thu hết quyền lực trong tay, và tiến hành cuộc Duy Tân nổi tiếng.
Khẩu hiệu của Minh Trị là : HỌC TẬP PHƯƠNG TÂY
ĐI CÙNG PHƯƠNG TÂY
VƯỢT LÊN PHƯƠNG TÂY
Năm 1868, Hoàng Đế Minh Trị chưa đầy 20 tuổi.
30 năm cuối thế kỷ 19, Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu đã trở thành một nước tư bản phát triển, và từ một nước tư bản trở thành một nước đế quốc, ngang với các nước phương Tây.
Để có điều đó, các nước phương Tây phải mất vài trăm năm.
Việt Nam lúc đó tình trạng như Nhật Bản. Cũng có ý tưởng duy tân của Nguyễn Trường Tộ, nhưng không thực hiện được.
Nguyên do, Việt Nam không có một vị Hoàng Đế trẻ như Minh Trị với khát vọng mãnh liệt về tương lai dân tộc, mà chỉ có một ông vua Tự Đức già nua, hơn 70 tuổi, trong đầu tràn ngập Khổng Tử và thơ Đường.
Nguyên nhân nữa, lúc đó trong xã hội Việt Nam, không có tầng lớp trí thức đúng nghĩa. Chỉ có bọn hủ nho ăn hại. Trong kỳ thi đình năm 1871, Tự Đức ra một câu hỏi : Nhật Bản là nước đông phương, đã học theo các nước Thái Tây, nay đã trở lên hùng mạnh, vậy theo ý các ngươi ta có nên học theo Nhật Bản không? Thì nhất loạt các nho sĩ đều trả lời : Nhật học theo Tây, dẫu bây giờ hùng mạnh, nhưng sau này chắc chắn sẽ trở thành man ri mọi rợ.
Một tầng lớp tinh hoa như thế thì làm sao cất cánh được, và không mất nước mới là điều lạ.
Thế kỷ 20, Nhật cũng xưng hùng xưng bá bằng cách tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới và thiết lập chế độ phát xít. Đó là cuộc phiêu lưu của giới quân nhân, vừa mang nặng tính phong kiến, vừa mang nặng tính tư bản. Một đất nước chế độ tư bản chồng lên chế độ phong kiến. Tuy nhiên, Nhật nhanh chóng thất bại. Và chỉ khi thất bại năm 1945, người Nhật mới đau đớn nhận ra : chiến tranh không phải là con đường đưa Nhật đến chỗ thịnh vượng.
Bước ngoặt thứ hai của lịch sử Nhật Bản là năm 1946, khi ban hành Hiến pháp mới, Nhật Bản từ một nước chuyên chế trở thành một nước dân chủ tư sản, và họ bắt đầu tiến vùn vụt về kính tế.
Từ đống tro tàn sau chiến tranh, Nhật vượt lên Tây Âu, bám sát Mĩ, và chỉ đến đầu thế kỷ 21 mới bị Trung Quốc vượt qua. Hàng hoá của Nhật Bản len lỏi khắp ngõ ngách thế giới trong những năm 70, 80 thế kỷ trước. Họ đúng là một Đế Quốc về kinh tế.
Nhật Bản có nét tương đồng và dị biệt với Việt Nam.
Nét tương đồng là đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, nhưng cách tiếp thu khác nhau.
Chẳng hạn, cùng chữ Hán, người Việt tạo ra chữ Nôm, bằng cách thêm nhiều nét vào một chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Ví dụ từ chữ NGƯ (tiếng Hán, là cá) người Việt thêm nhiều nét mới vào thành một chữ Nôm và đọc luôn là CÁ .Như vậy, chữ Nôm là sự phức tạp thêm chữ Hán. Muốn biết chữ Nôm, trước hết phải biết chữ Hán.
Nhưng, từ chữ Hán, người Nhật sáng tạo ra một bộ chữ cái riêng, gọi là chữ Kana.,từ thế kỷ 6 đến nay vẫn dùng. Cho nên người Nhật bây giờ vẫn đọc được những gì ông cha họ viết cách đây hàng ngàn năm. Người Việt thì chịu, khi vào chùa đọc văn bia cổ xưa. Văn hoá truyền thống của Việt Nam bị đứt gãy. Văn hoá Nhật Bản vẫn liên tục.
Hay từ các môn nghệ thuật của Trung Quốc, người Nhật phát triển đến mức độ tinh tế như trà đạo, kịch Nô, cắm hoa, gấp giấy...
Hay từ đạo Nho, người Việt tổ chức thi cử như người Trung Quốc, còn người Nhật không bao giờ tổ chức thi cử, họ chỉ tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo để tạo ra sự nền nếp xã hội.
Tương lai, Nhật vẫn là một cường quốc kinh tế đáng nể, dù có nhiều cản trở. Một đất nước đáng kính trọng và nên lấy làm khuôn mẫu.
Giống như người Việt, người Nhật rất thích thơ ca. Họ có thể thơ tan ca nổi tiếng. Sau đây xin chép hầu quý vị mấy bài tan ca Nhật để hiểu thêm tâm hồn và con người Nhật Bản :
Bài 1
Sông Hô nô xê
Nước rất nông
Lội đến giữa dòng vẫn còn chưa ướt váy
Hỏi một người lòng cũng nông như vậy
Làm sao tôi có thể yêu sâu?
Bài 2
Ừ thì em nói
Không yêu anh
Nhưng hoa ti ti ban đẹp thế trên cành
Bên nhà anh
Lẽ nào em không đến ngắm?
Bài 3
Trời tối rồi
Đừng đi
Vì bây giơf trước ngõ
Lên những bụi cây vừa và nhỏ
Sương có thể rơi
Bài 4
Ngay cả tượng thánh
Đôi khi người ta cũng sờ tay ve vuôt
Thế mà em nói với anh
Đừng đụng vào ngực em
Có tội
                                                                                  LanChiPhucYenCity supermarket: 05. 11. 2018.

ẤN ĐỘ

Sông Ấn chính là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ,mà dân bản địa gọi là sông Sindhu. Người Iran láng giềng phát âm là Hindu, nên gọi tên nước là xứ Hindu _ Hinduxtan. Người Hy Lạp gọi tên sông là Indus, và tên nước là India, dịch qua âm Hán gọi là Ấn Độ. Nhưng bản thân người Ấn Độ lại lấy tên một ông vua truyền thuyết thuỷ tổ để đặt tên chính thức cho nước mình - BHARAT. Vì thế qua sứ quán Ấn Độ, đừng ngạc nhiên khi thấy họ ghi Republic Bharat. 
Ấn Độ có lịch sử hơn 5000 năm. Chủ nhân đầu tiên là chủng tộc da đen Negrito trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng (Ganna). Khoảng 3000 năm TCN, người Arien da trắng đổ bộ vào, tạo ra sự hỗn hợp, và văn minh Ấn bắt đầu. Đặc điểm nổi bật ban đầu là chế độ chủng tính Varna và sự chia cắt. 
Đạo Bà la môn ra đời vào TNK thứ nhất TCN, chia xã hội Ấn Độ thành 4 đẳng cấp : Bà la môn, Kcatrya, Vaicya, và Cudra. Trong đó đẳng cấp thứ 4, Cudra là tiện dân, và còn loại tiện dân của tiện dân, là loại Paria, loại này chuyên làm công việc gánh phân và thanh toán xác chết. Sau này, năm 1921, tại Pari, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra một tờ báo lấy tên đẳng cấp này, gọi là tờ Le Paria ( Người cùng khổ). 
Sự chia cắt. Hãy tưởng tượng Ấn Độ như nhiều mảnh đất vỡ vụn, sau một thời gian, có mảnh đất lớn thống nhất các mảnh đất nhỏ, rồi lại vỡ vụn, rồi lại thống nhất, để đến hôm nay, từ một nước Ấn Độ cổ xưa đã biến thành nhiều quốc gia : Ấn Độ, Pakixtan, Băngladet, Butan.... Sự chia cắt đó có từ thời lập quốc, khi xuất hiện những thành thị bên lưu vực sông Ấn và sông Hằng, bên cạnh những công xã nông thôn rất lạc hậu. Một sợi dây liên kết các vùng Ấn Độ với nhau dưới triều đại Magada, đó là đạo Phật. Đạo Phật ra đời để phản kháng chế độ chủng tính Varna, điều hoà các giai cấp xã hội. Ngay trước CN, vua Asoka đã truyền bá Phật giáo khắp Ấn Độ thống nhất. Ông vua có hai bộ mặt tàn ác và nhân từ này có điểm gì giống với Lý Thường Kiệt của Việt Nam. Họ Lý, sau khi tàn sát hàng vạn người Tống ở thành Ung Châu mùa đông 1075, và hàng vạn người Champa năm 1070, cuối đời cho xây bao nhiêu ngôi chùa để sám hối. Asoka đã có công truyền bá Phật giáo khắp xứ Ấn, và đưa Ấn vào thời kỳ phong kiên,với 3 triều đại chính : Gupta, Hồi giáo Đeli, và Mogol. Trong đó, Gúp ta ( những thế kỷ đầu CN) có tính chất định hình phong kiến Ấn Độ, Hồi giáo Đê Li là sự giao thoa hai nền văn minh đông tây, và Ấn Độ Mogol là sự giao thoa cưỡng ép của một bộ tộc mạnh về quân sự nhưng yếu hơn về văn hoá với Ấn Độ, để cho đất nước vốn bị chia cắt này trở nên bạc nhược vào thế kỷ 18, và văn minh phương Tây tràn vào. 
Trong bối cảnh đó, người Ấn Độ thực sự làm chúng ta kinh ngạc với sự sáng tạo vĩ đại của họ. Đó là đất nước của triết học. Triết học Ấn Độ hoà quyện với tôn giáo, trong khi Triết học Trung Quốc nhuốm màu chính trị, Triết học Hy Lạp Roma hướng vào khoa học. Tôn giáo Ấn Độ có sự kế thừa liên tục qua 3 tôn giáo chính : Bà la môn, Ấn Độ giáo, Phật giáo. Đến thế kỷ 8 thêm một tôn giáo nữa ngoại lai là Hồi giáo, và bắt đầu cuộc chiến tranh khốc liệt giữa các tôn giáo, để cuối cùng đạo Phật bị biến mất ở chính nơi sinh ra nó. 
Người Ấn phát minh ra hệ chữ số 1,2,3....và cả số 0, nhưng người arap lại truyền bá sang phương Tây, và họ không cải chính khi người Phương Tây gọi đó là số arap. Cờ vua cũng của Ấn Độ, giá trị số Pi chính xác gần tuyệt đối (3,1416), họ giải phẫu cơ thể người đầu tiên trên thế giới, hay có thể viết ra bộ kinh Veda vĩ đại và 2 bản anh hùng ca có số câu dài nhất thế giới. Có điều đó, vì họ phát minh ra chữ Phạn ( sankrit) đạt tới trình độ nghệ thuật, vượt qua chữ tượng hình, thành chữ tượng thanh. 
Nếu Trung Quốc là một kẻ xâm lược, cướp đất, một đế quốc lớn nhất phương Đông, thì Ấn Độ cũng là một Đế Quốc, mặc dù quốc gia này chưa bao giờ đi xâm lược nước nào. Họ xâm lược bằng văn hoá. Văn hoá Ấn đi khắp châu Á và thế giới. Chữ Phạn, đạo Phật, triết học cổ xưa, toán học... 
của Ấn Độ đã góp phần xây dựng bao nhiêu nền văn minh, trong đó có cả Việt Nam. Phật giáo, ngôn ngữ, kiến trúc, hoa quả của Ấn Độ còn in dấu dày đặc ở Việt Nam. Ấn Độ thật sự là một Đế Quốc văn hoá. 
Ấn Độ suy yếu vào thế kỷ 17, 18. Văn minh phương Tây vào Ấn qua nước Anh. Nhưng Ấn Độ không mạnh lên như Hồng Kông hay Xinhgapo. Dù rằng thế kỷ 19,20 ở đất nước vĩ đại này vẫn cống hiến cho nhân loại những cá nhân lỗi lạc. Đó là vị thánh tuẫn tiết cho nền độc lập tự do của Ấn Độ _ Mahatma Găngdi, nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ, người châu Á đầu tiên đoạt Nobel văn học _ Tagor, nhà cách mạng không hề biết mệt mỏi _ G.Tilac, người kiến trúc sư của nước Ấn Độ mới _ G.Neru, người Hiệp sĩ của thời đại, bà mẹ anh hùng của nhân dân Ấn Độ _ Indira Gangdi. Những con người làm thay đổi cả đất nước Ấn Độ huyền thoại. 
Cái gì đang cản trở Ấn Độ hiện nay? Và tương lai của Ấn Độ? 
Đến Ấn Độ hôm nay, có quả nhiều sự đối lập. Ấn Độ có nhiều nhà khoa học tầm cỡ thế giới, bất cứ quốc gia nào cũng thèm muốn, bên cạnh một nửa dân số mù chữ. 
Ấn Độ có những thành phố hiện đại bậc nhất thế giới, bên cạnh những vùng nông thôn như công xã thời trung cổ. 
Ấn Độ có vệ tinh nhân tạo, có tàu vũ trụ, có bom hạt nhân, bên cạnh những dụng cụ thô sơ mà người nông dân ven sông Ấn, sông Hằng vẫn đang sử dụng. 
Vậy, Ấn Độ có tương lai như Trung Quốc không? 
Câu trả lời là không, mặc dù họ là quốc gia nói tiếng Anh. 
Vì sao vậy? 
Vì sự chia cắt đã ngấm vào máu. Ấn Độ bây giờ là nhiều quốc gia trong lòng một quốc gia. Mỗi bang lại có một chính sách riêng. Lại nữa, sự gia tăng dân số vượt quá mức tưởng tượng. Những yếu tố đó cản trở họ, ít nhất là trong thế kỷ này.
                                                                                              Phúc Yên: 01. 11. 2018.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

VIỆT NAM

LƯU DẤU KỈ NIỆM
( Tây Thiên 2012 )

Việt Nam lập quốc vào khoảng thế kỷ 7 TCN, như vậy lịch sử đất nước có 2700 năm, thay vì 4000 năm như nhiều người nghĩ. Con số 4000 năm do một số nhà nho đầu thế kỷ 20 đặt ra để cổ vũ lòng yêu nước, trong đó có Tản Đà ( nước 4000 năm ai người lớn / dân 20 triệu vẫn trẻ con) . Hiến pháp 1992 ghi : nước ta có lịch sử mấy nghìn năm. Một sự thận trọng cần thiết. 
Khởi đầu là một nhóm trên lưu vực sông Hồng, sau này gọi là văn minh sông Hồng, họ sống bằng hai nghề chính là đánh cá và trồng trọt. Nhược điểm lớn nhất của người Việt là không có chữ viết. Vì vậy khó biết những suy nghĩ đầu tiên của họ,cũng như những dấu hiệu ban đầu của nền văn minh. Những cái tên như Văn Lang Âu Lạc là do các nhà trí thức của Việt Nam và Trung Quốc sau này dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt. 
Chẳng hạn như từ chữ Po khum, nghĩa là thủ lĩnh, phiên thành Hùng Vương
Từ chữ Tục Pắn, tên riêng, phiên thành Thục Phán 
Từ chữ mệ nương, cô gái tên Nương, phiên thành Mị Nương..... V.v....
Riêng từ Giao Chỉ là do người Hán đặt cho ta. Nó không có nghĩa chỉ hai ngón chân người Việt giao nhau, mà ý nghĩa sâu sa của nó là chỉ một miền đất. 
Từ Văn Lang, tương tự thế, nguyên nghĩa chỉ Con Người. 
Vì không có chữ viết nên óc sáng tạo của người Việt bị hạn chế. Họ chỉ có tư duy cụ thể, và chưa bao giờ đạt tới tư duy trừu tượng. Đặc điểm này có ưu điểm là người Việt sẽ có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, nhưng nhược điểm là suốt hơn 1000 năm phong kiến, không có một nhà khoa học nào đúng nghĩa. 
Ngay khi lập quốc, người Việt đã phải đối phó với ba thách thức : dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh. Ba thách thức này đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chỉ đến đầu thế kỷ 21 mới cơ bản giải quyết xong. 
Trong ba thách thức đó, chiến tranh là thách thức nghiêm trọng nhất. Nó đến từ phương bắc là chủ yếu. Bi kịch kéo dài hơn 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ. Mặc dù đã đồng hoá được hết các bộ tộc phía nam Trường Giang, nhưng Trung Quốc không thể đồng hoá được người Việt. Nguyên nhân cơ bản là cơ sở kinh tế xã hội của người Việt là làng xóm. Họ sống trong làng, với luỹ tre bao bọc xung quanh, văn minh ngoại lai không thể vào được, chỉ quét một lớp sơn trên bề mặt. Từ làng, đến liên làng, đến siêu làng, cả nước là một cái làng lớn. Vì vậy, giữ được làng là giữ được nước, mà muốn giữ làng trước hết phải giữ được tiếng nói. Suốt hơn ngàn năm Bắc thuộc, bằng mọi cách người Việt giữ tiếng nói. Có thể tạo ra một từ ký sinh ví dụ : gà qué, chó má, người ngợm. Trong đó qué, má, ngợm là từ ký sinh bên từ chính. Làm thế để không quên được từ chính. 
Có thể phát minh ra lối nói lái, tiếng lóng, hay từ láy, theo kiểu con chuồn chuồn, con cào cào, con châu chấu.... 
Vì vậy, khi giữ được tiếng nói, dân Việt không bị đồng hóa, dù rất nhiều đời, Trung Quốc đem người Hán sang ở chung với người Việt, kết quả ngược trở lại, những người Hán này trở thành người Việt, nhiều người còn đứng ra lãnh đạo phong trào đấu tranh chống phương Bắc. Điển hình như Lý Bí thế kỷ 6. 
Bước ngoặt vào thế kỷ 10, khi Ngô Quyền giành độc lập vĩnh viễn. Vốn liếng trong tay Ngô Quyền có : tiếng nói, phong tục tập quán, nền kinh tế tiểu nông, chữ viết Hán _Nôm và một lãnh thổ kéo dài đến Nghệ An hiện nay. 
Ba triều đại đầu tiên : Ngô, Đinh, Tiền Lê có tính chất định hình cho chế độ phong kiến Việt Nam. Rất sơ khai, đơn giản trong cấu trúc nhà nước và cơ cấu kinh tế. Chỉ đến khi nhà Lý ra đời 1009, xã hội phong kiến mới định hình rõ nét. Từ Hoa Lư ra Thăng Long không chỉ có ý nghĩa về mặt thay đổi vị trí địa lý, mà còn là sự thay đổi về nhận thức của một ông Vua chuyên chế, quyết tâm xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh. Hai triều đại Lý Trần dựa trên tư tưởng Phật Giáo, do đó tính nhân đạo thể hiện rõ nét. Không có sự cách biệt nhiều giữa vua, quan với dân. Yết Kiêu, Dã Tượng là nô lệ của Trần Quốc Tuấn, nhưng đã trở thành anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên. Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân cũng có thể là môn khách và con rể của Đức Thánh Trần. Một xã hội tương đối êm dịu và nhẹ nhàng, trừ giai đoạn cuối. Nhưng đến thời Lê sơ, mọi sự đã khác. Nhà Lê thắng nhà Minh về mặt quân sự, nhưng thua về tư tưởng, khi độc tôn Nho giáo, bê nguyên mô hình nhà nước của nhà Minh áp dụng ở Việt Nam. Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 15 dưới Vương triều Lê Thánh Tông, cả về kinh tế, văn hoá, chính trị, lãnh thổ Đại Việt mở rộng đến trung trung bộ, so với các quốc gia Đông Nam Á đương thời thì không nước nào sánh bằng. 
Đại Việt không tránh khỏi quy luật nghiệt ngã : khi phát triển đén đỉnh cao, lại là bắt đầu đi xuống. Từ cuối thế kỷ 15, Đại Việt bắt đầu trượt dài về mọi mặt, mặc dù đôi lúc có điểm sáng le lói như Hội An, Thanh Hà, Phố Hiến. Các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên trong các thế kỷ 16, 17, 18 cùng các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm hao mòn vật lực của đất nước. 
Cũng trong thời gian đó, cuộc nam chinh được tiến hành dữ dội, bắt đầu từ chuyến ra đi của Nguyễn Hoàng năm 1558. Đến thế kỷ 17, lãnh thổ đã chạm mũi Cà Mau. 
Tư tưởng Nho Giáo đã gây ra sự trì trệ. Hầu như không một cuộc cải cách nào giành được thắng lợi. Triều đại có tư tưởng thoát nông, trọng thương là nhà Mạc cũng nhanh chóng bị đánh bại bởi lũ vua quan nhà Lê thủ cựu. Các tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cũng trở thành trò chơi dưới con mắt của các trí thức phong kiến. Trong cái quy luật chung đó, sự ra đời của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 là tiếng thở dài cuối cùng của nền chuyên chế Việt Nam. Mặc dù cơ hội cho nhà Nguyễn rất nhiều, khi ngay từ 1804, chính quyền Pháp đã đề nghị đặt quan hệ ngoại giao, tự do buôn bán, cho truyền đạo Thiên Chúa tự do. Nhà Nguyễn khước từ và vẫn hướng về phương Bắc. Cơn mê ngủ của nhà Nguyễn còn triền miên hơn Mãn Thanh. Khả năng phòng thủ đất nước không còn. Chỉ khi tiếng súng nổ ầm bên tai ngày 1/9/1858 , lúc ấy nhà Nguyễn mới tỉnh giấc. Nhưng mọi sự đã an bài.
                                                                                                              Phúc Yên: 28. 10. 2018.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

VĂN MIẾU

Ảnh Internet.

Có một tỉnh nọ ở Bắc Bộ, xây một công trình cỡ vài trăm tỉ, họ gọi là Văn Miếu, nhưng xây xong không biết thờ ai. Vậy có bài viết này. 
Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc, ông sống trong thời Xuân Thu, trước công nguyên khoảng 500 năm. Ông được coi là Vạn thế sư biểu, bậc thầy của muôn đời. Tuy nhiên, lúc ông sống, tư tưởng của ông không được trọng dụng, dù ông đi khắp các nước để giao giảng lý thuyết của mình. Ông chỉ được giữ một chức quan nhỏ ở nước Lỗ, quê ông. Khi ông mất, người ta dựng miếu thờ ông ở Khúc Phụ, Sơn Đông, là quê của ông, gọi là Khổng Miếu, tức miếu thờ Khổng Tử.
Từ thời Hán Vũ Đế, tư tưởng của Khổng Tử trở thành tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nó trở thành giường cột tinh thần không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Đến thời Đường Thái Tông, đầu thế kỷ 7 cn, Đường Thái Tông truy phong cho Khổng Tử tước vị Văn Tuyên Vương, và đổi tên Khổng Miếu thành Văn Tuyên Vương miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên Vương, cũng vẫn là miếu thờ Khổng Tử. Chữ Văn ở đây là chỉ Khổng Tử.
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử, đánh dấu đạo Nho trở thành hệ tư tưởng chính thống của Việt Nam. Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử và một số đồ đệ của ông như Chu Công. Người Việt duy nhất được thờ trong Văn Miếu là Chu Văn An. ( thật ra Chu Văn An cũng là gốc Trung Quốc, vì thân phụ của Ngài là một người Trung Quốc sang Việt Nam dạy học, lấy một bà ở Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, sinh ra Chu Văn An)
Như vậy, Văn Miếu là miếu thờ Khổng Tử, không phải là thờ văn học hay văn hoá như nhiều người nhầm lẫn. Nếu đã xây Văn Miếu thì chỉ thờ Khổng Tử, không thờ ai khác. Những người khác trong đó chỉ là ăn theo. Ví dụ bây giờ ta xây một cái miếu thờ Các Mác thì phải gọi là Mác miếu, chứ không thể gọi là Văn Miếu được.

                                                                                                     Hà Nội: 30. 9. 2018.
Liên kết đáng xem:
THIỀN THƠ VÀ CẢM XÚC CHIỀU MƯA

ĐỖ MƯỜI

Ảnh Internet.

Ông là sự điển hình của người nông dân Bắc Bộ đi làm cách mạng thế kỷ 20. Đây là một nét độc đáo của lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Và điều này thể hiện cả mặt mạnh và mặt yếu thế hệ ông. Mặt mạnh là lòng yêu nước, sự hăng hái, nhiệt tình, đã tin vào cái gì là làm đến cùng để thực hiện niềm tin đó, và cả sự gan góc đến mức độ không sợ cái chết, điển hình cho điều này là cuộc vượt ngục ở Hoả Lò năm 1940, khi ông dám băng qua cả một hệ thống điện cao thế, trốn thoát ra ngoài tiếp tục sự nghiệp. Ông cùng với nhiều người khác đã tạo ra một thế hệ vàng của lịch sử Việt Nam hiện đại. Một thế hệ không tham nhũng, không vương vấn chuyện gia đình, tất cả vì lý tưởng và Tổ Quốc.
Nhưng, điểm yếu ở thế hệ ông và cá nhân ông, cũng xuất phát từ những điểm mạnh đó. Yêu nước thái quá, nhiệt tình thái quá, tin tưởng thái quá. Và những cái đó in hằn trong lịch sử đất nước. Ông sống chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ông tin tưởng tuyệt đối vào Mac Lenin, căm ghét chủ nghĩa tư bản đến cùng cực, câu nói nổi tiếng của ông: giai cấp tư sản giống như lũ chuột cống, nhìn thấy là phải đập chết. Câu này có cái gì giống như suy nghĩ của Pavel thời nội chiến ở Ucraina: sẵn sàng cầm dao đi sửa bọn tư sản bên Ý.
Ông nghĩ như thế, và trong hoàn cảnh ấy, cũng không trách ông được. Lúc ấy, toàn dân ta vẫn tin rằng: đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mĩ, vậy có sao đâu khi ta chứng kiến ông làm cuộc cải tạo tư sản ở Sài Gòn năm 1978, đã quét sạch đám tư sản mại bản, chủ yếu là người Hoa, ra khỏi nền kinh tế Việt Nam. Trong một chừng mực nào đó, khối đại đoàn kết dân tộc bị xâm phạm nặng nề, nhiều gia đình lâm vào cảnh khuynh gia bại sản. Nhưng hậu quả đối với đất nước thì trầm trọng và lâu dài, khi cái đầu tàu của nền kinh tế là giai cấp tư sản đã bị chặt đứt. Và thật may mắn, 8 năm sau, ta đã nhận ra sai lầm đó.
Cái sai lầm của ông và những người thuộc thế hệ ông, xuất phát từ thành phần xuất thân. Nông dân đã nói là làm, đã đi là đến,đã bàn là thông. Ông tin thế và làm như thế. Có thể, những việc làm của ông đã ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đất nước theo hướng tiêu cực, nhưng không ai phủ nhận lòng nhiệt tình yêu nước của ông. Mọi thứ đã được sửa chữa. Và đất nước vẫn đi lên. Niềm vui luôn luôn là cánh cửa, mở đến quanh ta, toàn ta nữa, chan hoà.

                                                                                                         Trần Khoa: 03. 10. 2018.

CHUYỆN BÊN TÀU, BÊN TA

Lý Uyên, người sáng lập ra nhà Đường đầu thế kỷ 7 CN, có hai người con nổi tiếng là Lý Kiến Thành ( cả) và Lý Thế Dân ( thứ) . Thế Dân giỏi hơn, có công lao chính trong việc lật nhà Tuỳ và các thế lực cát cứ. Lý Uyên lại muốn truyền ngôi cho Kiến Thành, con trưởng. Trước tình hình đó, Thế Dân sử dụng kế " dĩ nhân phát chế ", lừa Kiến Thành đến Huyền Vũ môn, và bắn chết Kiến Thành. Đó là sự kiện Huyền Vũ môn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc năm 626. Sau đó Thế Dân lên ngôi Hoàng Đế Đại Đường, gọi là Đường Thái Tông, niên hiệu Trinh Cát.
CHUYỆN BÊN TA
Đầu thế kỷ 13, nhà Trần thay nhà Lý. Trần Thủ Độ là kiến trúc sư của triều đại mới. Ông không có con, chỉ có hai người cháu là Trần Liễu ( anh) và Trần Cảnh ( em). Thủ Độ đưa Trần Cảnh lên ngôi vua. Có thể suy đoán, do Trần Liễu quá giỏi nên Thủ Độ không chọn, ông chọn người tài năng kém hơn để dễ sai khiến. Tất nhiên, một người có thể sinh ra Trần Hưng Đạo thì không thể là người tầm thường.
Sau đó, Thủ Độ còn bắt Trần Liễu nhường vợ cho Trần Cảnh. Đã không được lên ngôi vua, lại mất vợ, Trần Liễu nổi loạn chống lại Thủ Độ. Bị Thủ Độ đánh bại, ông chạy ra Đông Triều, Quảng Ninh.
Trần Cảnh thương anh, trốn ra Quảng Ninh. Hai anh em ôm nhau khóc trên thuyền. Trần Cảnh muốn nhường ngôi cho anh. Thủ Độ nghe tin, ra ngay Đông Triều, cầm gươm toan chém Trần Liễu, Trần Cảnh ôm chặt lấy anh, khóc. Sau đó, Trần Liễu đầu hàng, bãi binh. Trần Cảnh chính thức lên ngôi, gọi là Trần Thái Tông, niên hiệu Nguyên Phong. Trần Liễu được phong tước An Sinh vương
Bình luận về chuyện này, vua Trần Dụ Tông có bài thơ :
Sáng lập Đường Trần nhị Thái Tông
Kia xưng Trinh Cát ngã Nguyên Phong
Kiến Thành bị hại, An Sinh tại
Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng

                                                                                               Trần Khoa :05. 10. 2018.

TỪ HỒ SĨ TẠO ĐẾN HỒ CHÍ MINH

Câu chuyện này, nhiều người biết, cũng nhiều người chưa biết, vậy viết lại để ai đã biết thì đọc lại, ai chưa biết thì biết thêm về những người không nổi tiếng, nhưng lại nhờ một người nổi tiếng, trở thành nổi tiếng ( theo cách nói của gs Trần Quốc Vượng) . Bài này viết lại theo trí nhớ bài nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng, tác giả Búp sen xanh, và bài dã sử của gs Trần trong tập sách Trong cõi ( xuất bản ở Mĩ) . 
Giữa thế kỷ 19, ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có nhà nho Hồ Sĩ Tạo, một người hay chữ. Lúc ấy, ông đang dạy học ở nhà họ Hà. Nhà họ Hà có cô Hà Thị Hy, năm đó khoảng 20 tuổi. Cô Hà Thị Hy, xinh gái, hát hay, đặc biệt có điệu múa đèn nổi tiếng, nên dân làng gọi là cô Đèn. 
Thời gian trôi, Hồ Sĩ Tạo và cô Hà Thị Hy phải lòng nhau, kết quả, cô Hà Thị Hy mang thai. 
Nhưng Hồ Sĩ Tạo đã có vợ con, mặt khác ông không muốn đèo bòng thêm tập nữa, vì cô Hà Thij Hy cũng thuộc loại xướng ca, không hợp với vị trí nhà nho như ông. 
Lúc ấy ở làng Sen, Nam Đàn có một lão nông tri điền tên là Nguyễn Sinh Nhậm. Ông này vợ chết, có một con trai tên là Nguyễn Sinh Thuyết. Nhờ người mai mối, cô Hà Thị Hy đã lấy ông Nhậm. Cưới được mấy tháng thì cô sinh được một con trai, đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc ( thực ra là con của Hồ Sĩ Tạo). 
Tất nhiên sẽ dẫn đến chuyện có sự tranh giành nhà cửa giữa Nguyễn Sinh Thuyết với Nguyễn Sinh Sắc, hai anh em, nhưng thật ra không có quan hệ ruột thịt với nhau.
Để tránh chuyện ấy, ông Nhậm đưa Nguyễn Sinh Sắc sang nhà ông Hoàng Xuân Đường, ở Hoàng Trù, Nam Đàn, cũng là một nhà nho, làm người ở thuê, chăn trâu cắt cỏ. Vốn là nhà nho, ông Hoàng Xuân Đường nhận thấy ở cậu Sắc những nét khác người, không phải loại vai u thịt bắp ( tất nhiên là thế, vì cậu Sắc là con Hồ Sĩ Tạo). Nhà nho Hoàng Xuân Đường đã cho Sắc ăn học, và gả con gái là Hoàng Thị Loan cho cậu,cho nhà cửa, đất đai. Sau này, những người con của ông bà Sắc _Loan: Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyên Thị Thanh, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Sin đều ra đời ở quê ngoại Hoàng Trù. 
Nguyến Sinh Sắc đi thi mấy lần, đều trượt. Hồ Sĩ Tạo, dù không dám nhận con, nhưng vẫn âm thầm theo dõi. Nhờ sự vận động của ông với bạn bè ở Huế, năm 1901, Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng trong kỳ thi năm đó. Những người đỗ chính thức được ghi tên trên bảng chính. Những người đỗ vớt được ghi tên trên bảng phụ, gọi là phó bảng. Nguyễn Sinh Sắc thuộc loại thứ hai.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Sinh Sắc phải về quê nội làng Sen làm lễ vinh quy bái tổ, nhận sắc phong của Thành Thái. Sau đó ông được bổ nhiệm làm quan ở Bình Khê, Quảng Nam. Gia đình cũng dịch chuyển vào Huế. 
Trong một lần say rượu, Nguyễn Sinh Sắc mắc tội ngộ sát, cho lính đánh chết một người nông dân. Gia đình người này kiện lên quan trên, ông Sắc mất chức. Lúc ấy bà Loan đã mất. Ông phiêu bạt vào phương nam xa xôi. 
Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành cũng di chuyển từ Huế vào Sài Gòn. Ông cả Khiêm và bà Thanh vẫn ở Nghệ An.
Gia đình Nguyễn Sinh Sắc vẫn nhớ gốc gác họ Hồ của mình. 
Ông Sắc phiêu bạt vào tận Cao Lãnh, Đồng Tháp,làm nghề dạy học và bốc thuốc. Ông lấy một bà ở đó, hai ông bà đẻ được một con trai, người này sau đi tu, là một nhà sư. Ông Nguyễn Sinh Sắc mất năm 1937 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. 
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chắc chắn biết nguồn gốc họ Hồ của mình. Tất nhiên là thế. Cái tên Hồ Chí Minh ra đời năm 1941, khi Người sang Trung Quốc công tác. Ba chữ Hồ Chí Minh nghĩa là gì? Hiểu nôm na là người họ Hồ đến chỗ ánh sáng ( đại khái thế) . Nhưng người Nghệ An có kiểu nói lái. Chí Minh là chính mi. Hồ Chí Minh: chính mi là họ Hồ.
                                                                                                      Trần Khoa: 07. 10. 2018.

PHẠM QUỲNH

Ảnh Wikipedia 

Ông xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 như một hiện tượng đặc biệt, khi văn minh phương Tây đã vào Việt Nam, nhưng chưa định hình, văn hoá truyền thống đang thở những giờ cuối cùng, vẫn còn thoi thóp, một xã hội hỗn canh hỗn cư, đầy biến động và lo âu. Trong bối cảnh đó, tạp chí Nam Phong của ông như làn gió mới thổi vào cuộc sống tinh thần dân tộc. Ông là cái gạch nối đông tây. Ông muốn dang tay chào đón nền văn minh mới, nhưng vẫn muốn duy trì văn hoá cổ truyền, và muốn đem lại cho nó một sức sống mới. Ông kết nối hai nền văn hoá đông tây, đưa văn hoá Việt Nam ra thế giới, và đưa văn minh phương Tây đến Việt Nam. Những kẻ không hiểu ông, lại cho ông có đủ tiếng Hán để lừa Pháp và có đủ tiếng Pháp để bịp người Việt. Thực tế, trên tạp chí Nam Phong, người ta có thể thấy đây là một bộ Bách Khoa toàn thư về Việt Nam và thế giới lúc đó. Với vốn kiến thức sâu sắc, ông đã mở mang dân trí, khai thông dân khí, đề cao chữ quốc ngữ, đặc biệt ông có lý khi nói rằng: tiếng ta còn, nước ta còn. Chẳng phải hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt không bị Hán hoá là do người Việt giữ được tiếng nói đó sao? 
Ông có biệt tài trong viết du ký.Ba tác phẩm nổi tiếng của ông trên Nam Phong: Pháp du hành trình nhật ký, Ba tháng ở Nam Kỳ, Mười ngày ở Huế đã cho chúng ta những kiến thức văn hoá vô tận. Chuyến đi Pháp của ông đầu những năm 20 thế kỷ trước đưa ta từ Hải Phòng, Vũng Tàu, đến Xinhgapo, Ấn Độ Dương, kênh Xuye, tới Châu Âu, và ở vùng đất nào, ông cũng có những kiến thức sâu rộng và mới mẻ. 
Nếu chỉ có thế, thì ông mãi mãi được người Việt tôn kính là nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn. Bước ngoạt cuộc đời ông năm 1933, khi ông bỏ Hà Nội bỏ Nam Phong, vào Huế làm Thượng Thư, bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông ngây thơ, khi không biết rằng hai lĩnh vực đó hoàn toàn khác nhau. Làm quan cho một chính quyền bù nhìn đã là sai lầm, mà sai lầm lớn hơn là ông nhảy từ địa hạt văn hoá sang lĩnh vực cai trị. Trong bối cảnh đó, ông phải đưa ra chính kiến của mình. Ông chủ trương xây dựng ở Việt Nam chế độ quân chủ lập hiến. Cái thể chế này do nước Anh phát minh ra cuối thế kỷ 17, đến thời ông, không mới cũng không cũ. Nhưng ông cô đơn giữa bao nhiêu thế lực. Trên ông là lũ vua quan bù nhìn, là Pháp, là Nhật. Nên mọi ý tưởng của ông đều chỉ là ý tưởng. 
Nếu ông chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hoá, thì có lẽ bây giờ ở Hà Nội, Sài Gòn sẽ có một con phố nhỏ mang tên ông, như những người cùng thời với ông: Nguyễn Văn Ngọc Phan Kế Bính... 
Và nếu có điều đó, thì cuộc đời của ông cũng đỡ bi thảm hơn.
Ông không được chấp nhận, khi lịch sử thay đổi. Cuộc cách mạng tháng 8, mùa thu năm 45 đã không chấp nhận ông. Chỉ vài ngày sau khi Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn ở Ba Đình, vào một đêm mùa thu định mệnh trên đất cố đô, người ta đã lôi ông ra khỏi ngôi biệt thự ven sông Hương, và bắn chết ông. Cái chết của ông đến giờ vẫn đầy bí hiểm. Ai ra lệnh giết ông? Ai là người bắn ông? Nhưng chắc chắn không phải là những lãnh tụ của Đảng cộng sản, họ không có lý do gì để hại ông. 
30 năm sau ngày ông ra đi, một người con trai của ông đã viết những câu: như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Chẳng biết nơi chín suối, ông có ngậm cười?
                                                                                                  Trần Khoa: 09. 10. 2018.

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...