Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

TỪ HỒ SĨ TẠO ĐẾN HỒ CHÍ MINH

Câu chuyện này, nhiều người biết, cũng nhiều người chưa biết, vậy viết lại để ai đã biết thì đọc lại, ai chưa biết thì biết thêm về những người không nổi tiếng, nhưng lại nhờ một người nổi tiếng, trở thành nổi tiếng ( theo cách nói của gs Trần Quốc Vượng) . Bài này viết lại theo trí nhớ bài nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng, tác giả Búp sen xanh, và bài dã sử của gs Trần trong tập sách Trong cõi ( xuất bản ở Mĩ) . 
Giữa thế kỷ 19, ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có nhà nho Hồ Sĩ Tạo, một người hay chữ. Lúc ấy, ông đang dạy học ở nhà họ Hà. Nhà họ Hà có cô Hà Thị Hy, năm đó khoảng 20 tuổi. Cô Hà Thị Hy, xinh gái, hát hay, đặc biệt có điệu múa đèn nổi tiếng, nên dân làng gọi là cô Đèn. 
Thời gian trôi, Hồ Sĩ Tạo và cô Hà Thị Hy phải lòng nhau, kết quả, cô Hà Thị Hy mang thai. 
Nhưng Hồ Sĩ Tạo đã có vợ con, mặt khác ông không muốn đèo bòng thêm tập nữa, vì cô Hà Thij Hy cũng thuộc loại xướng ca, không hợp với vị trí nhà nho như ông. 
Lúc ấy ở làng Sen, Nam Đàn có một lão nông tri điền tên là Nguyễn Sinh Nhậm. Ông này vợ chết, có một con trai tên là Nguyễn Sinh Thuyết. Nhờ người mai mối, cô Hà Thị Hy đã lấy ông Nhậm. Cưới được mấy tháng thì cô sinh được một con trai, đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc ( thực ra là con của Hồ Sĩ Tạo). 
Tất nhiên sẽ dẫn đến chuyện có sự tranh giành nhà cửa giữa Nguyễn Sinh Thuyết với Nguyễn Sinh Sắc, hai anh em, nhưng thật ra không có quan hệ ruột thịt với nhau.
Để tránh chuyện ấy, ông Nhậm đưa Nguyễn Sinh Sắc sang nhà ông Hoàng Xuân Đường, ở Hoàng Trù, Nam Đàn, cũng là một nhà nho, làm người ở thuê, chăn trâu cắt cỏ. Vốn là nhà nho, ông Hoàng Xuân Đường nhận thấy ở cậu Sắc những nét khác người, không phải loại vai u thịt bắp ( tất nhiên là thế, vì cậu Sắc là con Hồ Sĩ Tạo). Nhà nho Hoàng Xuân Đường đã cho Sắc ăn học, và gả con gái là Hoàng Thị Loan cho cậu,cho nhà cửa, đất đai. Sau này, những người con của ông bà Sắc _Loan: Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyên Thị Thanh, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Sin đều ra đời ở quê ngoại Hoàng Trù. 
Nguyến Sinh Sắc đi thi mấy lần, đều trượt. Hồ Sĩ Tạo, dù không dám nhận con, nhưng vẫn âm thầm theo dõi. Nhờ sự vận động của ông với bạn bè ở Huế, năm 1901, Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng trong kỳ thi năm đó. Những người đỗ chính thức được ghi tên trên bảng chính. Những người đỗ vớt được ghi tên trên bảng phụ, gọi là phó bảng. Nguyễn Sinh Sắc thuộc loại thứ hai.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Sinh Sắc phải về quê nội làng Sen làm lễ vinh quy bái tổ, nhận sắc phong của Thành Thái. Sau đó ông được bổ nhiệm làm quan ở Bình Khê, Quảng Nam. Gia đình cũng dịch chuyển vào Huế. 
Trong một lần say rượu, Nguyễn Sinh Sắc mắc tội ngộ sát, cho lính đánh chết một người nông dân. Gia đình người này kiện lên quan trên, ông Sắc mất chức. Lúc ấy bà Loan đã mất. Ông phiêu bạt vào phương nam xa xôi. 
Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành cũng di chuyển từ Huế vào Sài Gòn. Ông cả Khiêm và bà Thanh vẫn ở Nghệ An.
Gia đình Nguyễn Sinh Sắc vẫn nhớ gốc gác họ Hồ của mình. 
Ông Sắc phiêu bạt vào tận Cao Lãnh, Đồng Tháp,làm nghề dạy học và bốc thuốc. Ông lấy một bà ở đó, hai ông bà đẻ được một con trai, người này sau đi tu, là một nhà sư. Ông Nguyễn Sinh Sắc mất năm 1937 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. 
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chắc chắn biết nguồn gốc họ Hồ của mình. Tất nhiên là thế. Cái tên Hồ Chí Minh ra đời năm 1941, khi Người sang Trung Quốc công tác. Ba chữ Hồ Chí Minh nghĩa là gì? Hiểu nôm na là người họ Hồ đến chỗ ánh sáng ( đại khái thế) . Nhưng người Nghệ An có kiểu nói lái. Chí Minh là chính mi. Hồ Chí Minh: chính mi là họ Hồ.
                                                                                                      Trần Khoa: 07. 10. 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...