Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

NƯỚC MĨ

Ảnh Internet

Khi C.Colombos giong buồm ra khơi mùa thu 1492, không ai ngờ ông đã tìm ra một vùng đất mới, và từ vùng đất mới ấy, người ta đã xây dựng một thế giới mới, thế giới dân chủ. 
Mĩ là nước làm cách mạng tư sản thứ ba, sau Hà Lan và Anh. Nhưng cách mạng Hà Lan thế kỷ 16 chỉ như một phát súng lạnh tanh trong đêm trường trung cổ, cách mạng Anh thế kỷ 17 là sự chiết trung giữa phong kiến và tư bản. Chỉ đến khi nước Mĩ xuất hiện, với Hiến pháp 1787, nền dân chủ của xã hội hiện đại mới định hình. Vài năm sau, khẩu hiệu : tự do, bình đẳng, bác ái của Pháp, trên thực tế, cũng thoát thai từ nền dân chủ Mĩ. 
Mĩ có gần 100 năm yên bình, không gây tiếng vang gì trên thế giới, đó là thời kỳ Anh Pháp làm mưa làm gió ở châu Âu và phương Đông. Chỉ đến 1865, nội chiến kết thúc, Mĩ bắt đầu bừng tỉnh, và bản đồ thế giới được vẽ lại. Có 5 người đàn ông đã xây dựng nước Mĩ hiện đại vào cuối thế kỷ 19 : Vandobis _vua đường sắt, Roccofailo _ vua dầu lửa, Moocgan _vua thép và điện, Henri Pho _ vua ôtô, và một người đàn ông không phải là vua, mà là biểu tượng của khoa học kỹ thuật Mĩ _ Eđison. Những người đàn ông này đã đưa Mĩ lên vị trí số một thế giới, sau hơn 100 năm lập quốc,và đứng ra lãnh đạo thế giới đến ngày nay. 
Vì xã hội Mĩ là sự cởi mở tối đa, ở đó tài năng con người được phát huy cao nhất, nên tạo ra giá trị vật chất lớn nhất. Nhưng họ vẫn có thế giới tinh thần dẫn đường, đó là đạo Thiên Chúa. Chúa đưa đường cho họ đi lên. Bốn trụ cột của xã hội Mĩ :
1, nền dân chủ 
2,giai cấp tư sản 
3,khoa học kỹ thuật 
4, văn minh Thiên Chúa giáo 
Và như vậy, nước Mĩ có lẽ không có chỗ đứng cho chủ nghĩa Mác. Có sự khác biệt rất lớn giữa nước Mĩ với chủ nghĩa Mác. 
Mác cho rằng giaicấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất thời đại, có sứ mệnh đào hố chôn giai cấp tư sản. 
Nước Mĩ cho giai cấp tư sản là tiên tiến nhất, và họ không chôn ai cả 
Mac cho đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội 
Nước Mĩ cho sự phát triển khoa học kỹ thuật là động lực phát triển xã hội 
Mac vô thần 
Nước Mĩ có Chúa dẫn dắt 
Hiện thực lịch sử chứng minh nước Mĩ đã đi đúng hướng. 
Một nước Mĩ văn minh, và có một nước Mĩ láu cá, gian giảo, khôn ngoan. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Mĩ luôn tham chiến muộn. Trony đệ nhất thế chiến (1914 _1918), Mĩ ngồi trên núi xem hai con hổ đánh nhau, chỉ đến khi bọn Đức bị dồn nén ở hai đầu đông tây như cái lò xo, lúc ấy Mĩ mới nhảy vào chia phần, khi lũ lính Nga, Pháp, Anh, Đức như một bọn ăn mày trong mùa đông Âu châu giá lạnh, những người lính Mĩ, quần áo bảnh bao, thơm phức nước hoa, kẹo xinhgum nhai nhóc nhách, thuốc lá Ruby thơm lừng, xuất hiện ở bờ tây châu Âu, để ngày 11/11/1918, họ nói tiếng nói cuối cùng trên chiến trường, lúc đó bọn Anh Pháp Đức mới ngã người, khi chỉ có Mĩ mới là kẻ chiến thắng. Trong đệ nhị thế chiến, Mĩ lại định diễn lại trò này, nhưng không thành, do Nhật quyết lôi Mĩ vào vòng chiến, với sự kiện Trân Châu cảng 12/1941. Tính chất gian hùng và láu cá của Mĩ trở thành nghệ thuật, chi phối hết các đời Tổng thống Mĩ. Ai theo Mĩ thì được yên ổn 
Ai chống Mĩ thì Mĩ làm đủ trò phá hoại, từ đảo chính đến gây bạo loạn, đến xâm lược. 
Nhưng, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Mấy trăm năm qua, Mĩ đúng là con hổ dữ, giơ nanh vuốt cào cấu lên mặt nhân loại, để lại một thế giới vừa bình yên, vừa nham nhở, vừa trật tự, vừa hỗn loạn. Nỗi đau của nước Mĩ mang tên Việt Nam. Đến giờ, người Mĩ vẫn không hiểu vì sao họ thua ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Mĩ đã không biết câu tục ngữ Việt Nam : làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Mĩ thua ở Việt Nam, vì đã dựng ra một bọn tay sai ngu về chính trị, tham về vật chất, là ông Diệm và ông Thiệu. Thực tế, các ông này chỉ là công cụ của Mĩ, và Mĩ đã chết chìm cùng với bọn tham quan này ở Việt Nam. Nếu các Tổng thống Mĩ chọn được vài người có trí tuệ cỡ các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, chứ chưa cần nói đến Cụ Hồ, thì tình thế có thể khác. 
Một nước Mĩ kiêu ngạo và trịch thượng. Người Mĩ từng tự hào : quỹ tiền tệ thế giới của ai? Của Mĩ. Tổ chức WTO của ai? Của Mĩ. Liên hiệp quốc của ai? Của Mĩ. Toàn cầu hoá là gì? Là Mĩ hoá thế giới. Sau khi thổi tan Liên Xô năm 1991, và sau khi lật đổ Xatdam Hutxen 2003, Tổng thống Mĩ ngạo nghễ nói : từ bây giơ, nước Mĩ không có đối thủ về mọi mặt. 
Nhưng, lúc đạt đến đỉnh cao nhất, cũng là lúc dễ đổ vỡ nhất, và mong manh nhất. Mĩ đâu ngờ lúc đó, con sư tử phương Đông, sau mấy trăm năm ngủ quên, đã bắt đầu thức giấc thách thức Mĩ. 
Năm 1972, Nixon và Kitxinhgio gõ cửa Trung Quốc, đưa Trung Quốc hoà nhập thế giới, định dùng Trung Quốc làm đối trọng chống Liên Xô. Nhưng, Mĩ không ngờ sau khi Liên Xô sụp đổ, lợi dụng sự hào phóng của Mĩ, đất nước của Tào Tháo đã vùng dậy quật khởi, làm thế giới choáng váng, từ gã nghèo khổng lồ đã vụt thành nền kinh tế thứ hai thế giới, thách thức Mĩ. 
Hỏi : Mĩ có sợ Trung Quốc không? 
Đáp : có sợ 
Hỏi tiếp : Mĩ có sợ Trung Quốc không? 
Đáp : không sợ. 
Vì, nước Mĩ luôn luôn có câu trả lời đúng. Thượng đế đã chọn Trump để làm cho nước Mĩ vĩ đại trở lại. 
Và bài học từ Việt Nam, Iran Cuba, Bắc Hàn : đừng dại đối đầu với Mĩ, nếu không muốn trở thành những kẻ khốn nạn. 
Một quốc gia như thế, không xứng đáng lãnh đạo thế giới, thì còn nước nào nữa?????
                                                                                                    Trần Khoa: 15. 10. 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...