Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

NƯỚC NGA

Khi Trump thức giấc, ông cười hạnh phúc, vì xung quanh ông toàn bạn bè. Trên là Canada, dưới là Mexico, dưới nữa là Mĩ latinh, xa hơn là Âu, Á, Phi, tất cả đều có giấc mơ Mĩ.... 
Khi Putin tỉnh giấc, xung quanh đều là kẻ thù. Châu Âu ngoảnh mặt làm ngơ, Á, Phi, Mĩ latinh cũng thế. May chỉ có Xyry đang chìm trong bom đạn, hay một Trung Quốc lỏng lẻo, lúc nào cũng muốn ăn sống nuốt tươi kẻ khác, hay một Việt Nam xa xôi yếu kém về mọi mặt... 
Hình như từ lúc lập quốc, nước Nga đã cô đơn như thế. Lặng lẽ đi lên.Hơn 1000 năm trôi qua, Nga giống như một con trâu cần mẫn, gặm hết đồng cỏ này đến đồng cỏ khác, để hôm nay là một nước Nga lớn nhất thế giới, hơn 17 triệu km vuông. Mảnh đất cuối cùng vừa gặm xong năm 2014 , mang tên Crrưm.... 
Khác với Trung Quốc, Nga chỉ chiếm được đất, chứ không đồng hoá được các dân tộc khác. Chứng tỏ văn hoá Nga không mạnh bằng văn hoá Trung Quốc. Dù ở châu Âu, nhưng Nga chưa hoà nhập với châu Âu bao giờ. Ngày xưa thế, bây giờ vẫn thế. Văn minh Slavo vẫn cách biệt với văn minh Giecman. Chủ nghĩa Đại Nga chỉ làm người ta sợ, chứ không nể trọng. 
Có lúc, Nga muốn hoà nhập, đó là cuộc cải cách vĩ đại của Piot Đại để cuối thế kỷ 17, khi ông xây thành Xanh Petecbua, du nhập kỹ thuật của Táy Âu vào Nga. Nhưng cũng chỉ có thế, dù thời ấy, Nga là cường quốc trên biển. Nga vẫn đứng sau Tây Âu và Bắc Mĩ, rồi sau cả Nhật Bản. 
Cái gì cản trở nước Nga, mặc dù họ có nguồn tài nguyên lớn nhất thế giới? 
Đó là chế độ chuyên chế Nga Hoàng và chế độ nông nô. 
Trong khi Tây Âu và Bắc Mĩ đạt tới nền dân chủ tư sản, thì đầu thế kỷ 20, Nga vẫn chìm trong nền chuyên chế. 
Một bước ngoặt năm 1917. Năm đó ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng. Cách mạng tháng hai đưa nước Nga từ một nước phong kiến thành một nước tư bản. Cách mạng tháng 10 biến nước Nga từ một nước tư bản thành một nước cộng sản. 
Lẽ ra, nước Nga chỉ dừng ở Cách mạng tháng Hai thì bây giờ địa vị của Nga đã khác.
Hai người quyết định tới lịch sử Nga thế kỷ 20 là K.Marx và Lenin. Mục tiêu không giấu diếm của hai ông là tiêu diệt tư bản, đưa vô sản lên cầm quyền, bằng cách làm bạo động lật đổ. 
Đó là một sự cực đoan. 
Chủ nghĩa phát xít là sự cực đoan của một dân tộc , dân tộc Giecman. 
Bọn IS là sự cực đoan của một tôn giáo, đạo Hồi. 
Chủ nghĩa Mác là sự cực đoan của một giai cấp, giai cấp vô sản. 
Liên Xô, với hạt nhân là nước Nga, là sự thể hiện về vật chất và tinh thần của cái cực đoan ấy. Liên Xô vừa là bản hùng ca của thế kỷ, vừa là bi kịch của hàng triệu người xô viêt.
Là bản hùng ca khi họ tiêu diệt tận gốc bọn phát xít, có một nền quốc phòng cực kỳ hiện đại đến Mĩ phải nể sợ, có đồng minh khắp nơi, mặc dầu lỏng lẻo, và là một trong hai siêu cường của thế giới, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới. 
Nhưng Liên Xô là một vở bi kịch của hàng triệu người dân. Ngay sau khi cách mạng tháng 10 thành công, nạn nhân đầu tiên của họ là gia đình Nga Hoàng. Vụ sát hại dã man mấy chục con người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em trong dòng họ Nga Hoàng xảy ra ở thành phố Ekatorinbua năm 1918. Mãi đến khi B.Enxin lên cầm quyền mới minh oan được cho họ. 
Tiếp đó là hàng loạt các vụ đàn áp, diệt chủng xảy ra thời Xtalin cai trị. 
Rồi cuộc chạy đua vũ trang với Mĩ trong chiến tranh lạnh. Bao nhiêu tiền của dốc vào chế bom hạt nhân và tàu vũ trụ. Cuộc sống của nhân dân bị quên lãng. 
Liên Xô chạm đáy năm 1985. Lúc ấy, muốn mua một cái xe hơi phải đợi 10 năm. Có một người Nga đăng ký mua xe, sau khi làm xong một đống giấy tờ, người bán hàng nói ông về đi, 10 năm nữa đến nhận xe. Khách hàng hỏi : đến sáng hay chiều? Người bán hàng nói, đợi 10 năm còn được, vậy sáng hay chiều thì quan trọng gì. Khách hàng nói : không phải, vì buổi sáng có thợ đến sửa ống nước. 
Sự xuất hiện của Goocbachop năm 1985 tưởng cứu vãn Liên Xô, nhưng hoá ra làm cho sự sụp đổ xảy ra nhanh hơn. 
Cuộc thí nghiệm về CNXH ở thế kỷ 20 đã thất bại hoàn toàn sau gần 70 năm tồn tại. Trong y học, người ta thí nghiệm trên chuột bạch. Còn CNXH khoa học được thí nghiệm trên cơ thể người. Khoa học lại về không tưởng. 
Nước Nga kế tục Liên Xô, nhưng không thể nào lấy được vị trí của Liên Xô ngày xưa, dù Putin thiên tài đến đâu. 
Có tương lai nào cho nước Nga hiện nay? Rất mờ mịt. Có lẽ chỉ khi nào họ hết dầu mỏ và khí đốt, lúc ấy họ mới tìm được con đường. Một đất nước diện tích lớn nhất thế giới, dân số hơn trăm triệu, tài nguyên bao la, mà kinh tế kém cả xứ Nam Hàn, Nhật Bản. 
Nạn nghiện rượu và sự giảm sút về sinh đẻ đang cản trở nước Nga. 
Và nữa, nếu khoa học thế giới phát triển, tuổi thọ con người đạt tới 150 tuổi, thì Putin sẽ làm Tổng thống đến năm ông 138 tuổi.... 
Bi kịch cho Nga, một quốc gia hết nhân tài
                                                                                           Trần Khoa 24.10.2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẢN MẠN VỀ TRUNG QUÔC

Chưa bao giờ dân Việt lại ghét Tàu như bây giờ, ghét cay ghét đắng.  Giống như ngày xưa, có thời ghét Pháp, ghét đến mức độ nếu có điều kiện...